logo

Tác giả - Tác phẩm: Đợi mẹ (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

icon_facebook

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Đợi mẹ bao gồm Giới thiệu tác giả Vũ Quần Phương và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Đợi mẹ - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7

Đợi mẹ


I. Giới thiệu tác giả Vũ Quần Phương

Vũ Quần Phương là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học, sinh ngày 8.9.1840, tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê gốc: xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tốt nghiệp đại học Y khoa  năm 1965 rồi làm bác sĩ 2 năm trước khi chuyển sang làm thơ, nhà phê bình văn học.  Từ 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Ban văn học Đài tiếng nói Việt Nam. Từ 1984, làm biên tập viên NXB Văn học. Sau đó, ông chuyển về công tác tại Hội văn nghệ Hà Nội, từng là Chủ tịch Hội văn học Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội. Hiện Ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam. Năm 2007, nhà thơ Vũ Quần Phương được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tác giả - Tác phẩm: Đợi mẹ (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Những tác phẩm nổi tiếng của ông gồm: Cỏ mùa xuân (thơ, in chung – I964), Hoa trong cây (thơ – I977), Những điều cùng đến (thơ – 1983), Cát sáng (thơ, in chung – 1985), Vâng trăng trong xe bò (thơ – 1988), Đọc thơ Hương Tích (bình thơ – 1985), Thơ với lời bình (bình thơ – 1990), Vế? thời gian (thơ – 1996). 


II. Khái quát tác phẩm Đợi mẹ 

Tác giả - Tác phẩm: Đợi mẹ (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

1.Hoàn cảnh sáng tác

In trong Thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động, 2012 


2. Thể loại: Thơ tự do

Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối, … Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.


3. Bố cục 

Đợi mẹ có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: từ đầu đến “ trống trải”: Em bé ngồi đợi mẹ đến tối

- Phần 2: Còn lại: Em bé đợi mẹ đến khuya, mẹ mới về


4. Tóm tắt

Em bé ngồi đợi mẹ mãi đến tối, rồi em nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng mà mẹ vẫn chưa về. Căn nhà thì trống trải, cảnh vật cũng buồn hắt hiu theo em. Em bé ngoan và yêu mẹ rất nhiều, em thương mẹ phải lao động cực khổ. Ngày nào em cũng ngóng trông mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ…


5. Giá trị nội dung

Bài thơ Đợi mẹ kể về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ nhỏ, có lẽ vì vật mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.

Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn từ ngắn gọn, giàu sức gợi hình gợi cảm.

- Lời thơ giản dị, tự nhiên

- Cách ngắt nhịp, gieo vần mang đến nhiều cảm xúc


III. Sơ đồ tư duy bài thơ Đợi mẹ

Tác giả - Tác phẩm: Đợi mẹ (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài thơ Đợi mẹ 

Câu hỏi 1: Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ suy nghĩ của em?

Lời giải:

Tình cảm giữa những người thân trong gia đình luôn là một tình cảm đáng quý và đáng trân trọng. Tình cảm ấy chính là sự yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ, đùm đọc, chăm sóc lẫn nhau của một gia đình. Khi ta vấp ngã luôn được gia đình đùm bọc, che chở, vỗ về. Đồng thời bản thân mỗi người cũng cần cố gắng, chăm chỉ, yêu thương, bảo vệ tất cả mọi người trong gia đình. Tình cảm giữa những người thân trong gia đình chính là tình cảm máu mủ ruột già không gì có thể thay thế và ta luôn phải trân trọng tình cảm ấy.

Câu hỏi 2: Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì cảu tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.

Lời giải:

Bài thơ thể hiện tình yêu thương của bạn nhỏ dành cho mẹ. Thể hiện ở hình ảnh em bé đợi chờ và trông mong mẹ, nhớ những hình ảnh lao động vất vả của mẹ.

Câu hỏi 3: Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?

Lời giải:

Thông điệp: Bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

Câu hỏi 4: Đọc đoạn văn và tìm các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé sau đó nêu tác dụng.

Lời giải:

Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một hình ảnh ẩn dụ. “Nỗi đợi vẫn nằm mơ” ở đây chính là hình ảnh em bé ngồi đợi mẹ về với sự nhớ nhung, thường trực đối với mẹ. Mẹ bế em bé vào nhà như một sự trân trọng, yêu thương, xót xa cho đứa con bé bỏng của mình. Câu thơ đã diễn tả một cách hình tượng, độc đáo, làm rõ rình yêu của bé cũng như tình yêu bé của mẹ.

Câu hỏi 5: Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?

Lời giải:

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.

- Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên.

Câu hỏi 6: Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé.

Lời giải:

Hình ảnh, từ ngữ: Em bé nhìn vầng trăng nhưng chưa nhìn thấy mẹ, em bé nhìn vầng trăng, chời tiếng bàn chân mẹ.

Tâm trạng chờ đợi mong ngóng.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Đợi mẹ trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads