logo

Tác giả - Tác phẩm: Bàn về đọc sách (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Bàn về đọc sách bao gồm Giới thiệu tác giả chu Quang Tiềm và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy tác phẩm Bàn về đọc sách - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7

Bàn về đọc sách


I. Giới thiệu tác giả Chu Quang Tiềm

Chu Quang Tiềm (19 tháng 9 năm 1897 - 6 tháng 3 năm 1986) là nhà văn quê ở huyện Đông Thành, tỉnh An Huy. Ông là một nhà mĩ học, nhà lí luận văn học hiện đại và là học giả nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã để lại cho văn hóa Trung Quốc nói riêng và nền văn hóa nhân loại nói chung nhiều công trình đặc sắc về văn hóa, văn nghệ

Thời còn đi học, ông theo học rất nhiều trường và nhiều ngành đại học, sau đó ông cũng từng được giữ nhiều chức vụ như: Viện trưởng viện Đại học Tứ Xuyên, Giáo sư Đại học Bắc Kinh… Trong quá trình hoạt động văn hóa văn nghệ, các tác phẩm của Chu Quang Tiềm còn có một số bút danh khác là Mạnh Thực và Mạch Thạch. Có thể nói, những tác phẩm, tập sách của Chu Quang Tiềm thực sự là nguồn tài liệu phong phú, mang trong đó văn phong trong sáng và có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới học thuật và văn nghệ. Một số tác phẩm tiêu biểu của Chu Quang Tiềm như: "Tâm lí học văn nghệ", "Bàn về thơ", "Bàn về đọc sách"… Chu Quang Tiềm được nhận định là một danh nhân lớn, có học vấn cao, gắn liền với nhiều bài chính luận nổi tiếng, mà một trong số đó bài tiểu luận "Bàn về đọc sách" đã được dịch ra tiếng Việt.

Những bài chính luận của Chu Quang Tiềm mang phong cách nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy đủ lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và có tính thuyết phục sâu sắc. Có thể nói, vốn là một học giả có uy tín và từng trải qua quá trình nghiên cứu, nghiền ngẫm lâu dài, văn phong chính luận của Chu Quang Tiềm không hề khô khan mà có cả tâm tình và chút hài hước với mục đích chia sẻ kinh nghiệm của chính mình rút ra từ những thành công và thất bại trong sự nghiệp.

Ông là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc, danh nhân lớn, học vấn cao, và là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng.

Những tác phẩm, tập sách của Chu Quang Tiềm là nguồn tài liệu phong phú, mang trong đó văn phong trong sáng và có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới học thuật và văn nghệ. Một số tác phẩm tiêu biểu của Chu Quang Tiềm như: “Tâm lí học văn nghệ”, “Bàn về thơ”, “Bàn về đọc sách”,…


II. Khái quát tác phẩm Bàn về đọc sách


1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài luận này của Chu Quang Tiềm được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch.


2. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại văn nghị luận

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.


3. Bố cục 

Văn bản được chia thành 3 phần:

- Phần 1: (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách

- Phần 2: (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay

- Phần 3: (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách


4. Tóm tắt

Trong bài viết, tác giả nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách; các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay và cách lựa chọn sách cần đọc, cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

Tác giả - Tác phẩm: Bàn về đọc sách (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nội dung

Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lý cho con người.


6. Đặc sắc nghệ thuật 

Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một vấn đề có ý nghĩa trong đời sống. Nổi bật với lí lẽ sắc sảo, hệ thống dẫn chứng sinh động. Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị.


7. Tác phẩm Bàn về đọc sách

Học vấn! không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học ván. Bởi vi học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vân đền giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phần công, cố găng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đỏ sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là đo sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thân của nhân loại. Nêu chúng ta mong tiền lên từ văn hoá, học tậP của giai đoạn này, thi nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mây trăm năm, thậm chí là mây nghìn năm trước. Lúc đỏ, đù có tiên lên cũng là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. [... ]

Lịch sử càng tiến lên, đi sản tỉnh thân nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không đề. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vẫn. Ít nhật cho hai cải hại thường gặp. Mội là, sách nhiên khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại đo sách khổ kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được những độc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biển thành một nguồn động lực tỉnh thân, cả đời đùng không cạn. Chữ đây sách đề kiểm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiễu, chỉ cảng để sinh ra bệnh đau da day, nhiễu thói xấu hư đanh nông cạn đều do lỗi ăn tươi nuốt sống đỏ mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản. đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mây nghìn quyền, thậm chỉ chỉ mây quyên. Nhiên người mới học tham việc đọc nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian va sức lực trên những cuốn sách võ thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ mất dịp đọc những cuốn sách quan trong, cơ bản. 

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyên ấy mà đọc một quyền thật sự có giá trị. Nêu đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyền mà đọc mười lần. Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngắm kĩ một mình hay, hai câu thơ đô đảng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thủ sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đối thay khú chất!; độc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đây, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà vẻ. Thế gian có biết bao người đọc sách chủ đề trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lây nhiều làm quý. Đôi với việc học tập, cách đỏ chỉ là lừa minh đổi người, đổi với việc làm người thì sách đỏ thế luyện phẩm chất tâm thường, tháp kẽm.

(Ngữ văn 8, tập hai, Nguyễn Khắc Phi (Tổng Chủ biên), Trần Đình Sử dịch,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)


III. Sơ đồ tư duy Bàn về đọc sách 

Tác giả - Tác phẩm: Bàn về đọc sách (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Bàn về đoc sách 

Câu hỏi 1: Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?

Lời giải:

- Trước tiên phải lựa sách mà đọc vì sách nhiều cũng có những nguy hại của nó:

- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm.

- Sách nhiều khó lựa chọn, người đọc dễ lạc hướng, lãng phí thời gian.

- Cách chọn lựa sách mà tác giả đưa ra:

+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung, phải đọc kỹ những cuốn thực sự có giá trị.

+ Đọc kĩ về sách, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.

+ Khi đọc chuyên sâu, không thể xem thường loại sách gần gũi với chuyên môn.

Câu hỏi 2: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung.

- Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử.

- Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.

- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.

Câu hỏi 3: Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

Lời giải:

Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

Câu hỏi 4: Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? 

Lời giải:

Sức thuyết phục cao của bài viết được tạo nên từ ba yếu tố cơ bản sau đây: Là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài nên nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình. Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên. Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.

Câu hỏi 5: Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.

Lời giải:

Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:

- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.

- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Bàn về đọc sách trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022