logo

Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào? | Câu 3 trang 162 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm (soạn 2 cách)

Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

Soạn cách 1

Tác giả đã nhận thấy sự kết hợp của hồng và cốm làm đồ sêu tết không có gì có thẻ hòa hợp hơn được nữa

- Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng

- Cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa

* Sự hòa hơp của hai thức ấy được phân tích trên phương diện màu sắc và hương vị: mùa xanh tươi của cốm như ngọ thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm + một thứ ngọt sắc=> hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền

Soạn cách 2

- Nhận xét của tác giả về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta:

+ Theo tác giả cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, tinh túy của đất trời An Nam nên rất phù hợp để làm đồ sêu tết

+ “Hồng cốm tốt đôi”: hồng, cốm mang ý nghĩa về sự gắn bó của tình yêu đôi lứa

+ Cốm thích hợp vs nghi lễ của xứ sở nông nghiệp

- Sự hòa hơp tương xứng của hai thứ ấy được nhà văn phân tích trên hai phương diện màu sắc và hương vị:

+ Màu sắc: không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thẫm của hồng như ngọc lựu già

+ Hương vị: Một thứ thanh đạm , một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021