logo

Tác giả Mai Văn Phấn - Con chào mào trang 82 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Con chào mào bao gồm Giới thiệu tác giả Mai Văn Phấn và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Con chào mào - SGK Văn 6 Kết nối tri thức

Tác giả - Tác phẩm: Con chào mào

I. Đôi nét về tác giả Mai Văn Phấn

- Mai Văn Phấn sinh năm 1955.

- Quê hương: Ninh Bình

- Ông là một nhà thơ và viết tiểu luận phê bình. Ông là hội viên Hội Nhà văn thành phố Hải Phòng, Hội Nhà văn Việt Nam.

- Thơ Mai Văn Phấn có đề tài phong phú, nội dung và nghệ thuật có những cách tân, một số bài được dịch ra nhiều thứ tiếng.

* Tác phẩm đã xuất bản

- Giọt nắng (thơ, NXB Hải Phòng, 1992)

- Gọi xanh (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1995)

- Cầu nguyện ban mai (thơ, NXB Hải Phòng, 1997)

- Nghi lễ nhận tên (thơ, NXB Hải Phòng, 1999)

- Người cùng thời (trường ca, NXB Hải Phòng, 1999)

- Vách nước (thơ, NXB Hải Phòng, 2003)

- Hôm sau (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2009)


II. Khái quát tác phẩm Con chào mào


1. Xuất xứ

Bài thơ được in trong tập “Bầu trời không mái che”.


2. Thể thơ

Con chào mào là bài thơ sáng tác theo thể thơ tự do.


3. Bố cục

Gồm 2 phần:

Phần 1. Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.

Phần 2. Còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

Tác giả Mai Văn Phấn - Con chào mào trang 82 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

4. Nội dung

Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.


5. Nghệ thuật

Thể thơ tự do kết hợp với bút pháp miêu tả linh hoạt, biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... 


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Con chào mào

Tác giả Mai Văn Phấn - Con chào mào trang 82 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Một số mẫu tóm tắt tác phẩm Con chào mào

Mẫu 1

Bài thơ khắc họa hình ảnh con chim chào mào với bút pháp tả thực ngập tràn màu sắc và âm thanh. Đồng thời thấy được sự thay đổi trong ý nghĩ, cảm xúc, tình yêu dành cho thiên nhiên của nhân vật “tôi” khi hiểu rằng con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, tự nhiên giữa thiên nhiên. 

Mẫu 2

Bài thơ “Con chào mào” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mai Văn Phấn. Đây không chỉ là tác phẩm có bút pháp độc đáo, lạ, pha trộn hài hòa giữa hiện thực và huyền ảo, mà nó mở lối dẫn bạn đọc vào/ về với thiên nhiên bất tận; đồng thời, cho họ thấy được vẻ đẹp nguyên khởi, cảm nhận trọn vẹn mạch nguồn cảm xúc của ông. Hình tượng trung tâm của thi phẩm này là con chào mào, được tác giả thể hiện ngay trong tiêu đề bài thơ. Bài thơ là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

Mẫu 3

Bằng thể thơ tự do kết hợp với bút pháp miêu tả linh hoạt, biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... đặc sắc. Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

Mẫu 4

Bài thơ nói về cách ứng xử của nhân vật tôi đối với con chim chào mào: luôn xuất hiện trong tâm trí – sự tôn trọng, yêu thương chứ không phải độc chiếm. Từ đó khơi gợi người đọc tình yêu, trân trọng, ý thức bảo vệ thiên nhiên,… của con người.


V. Câu hỏi vận dụng kiến thức

Câu hỏi: Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”.

Lời giải:

- Mong muốn vẽ xong chiếc lồng cho con chim chào mào: muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

- Sợ hãi nếu như chim bay đi, có nghĩa là cái đẹp của thiên nhiên biến mất.

- Khi “hối hả đuổi theo” mang cả nắng, gió, nhành cây: Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

- Khi đã “vô tăm tích”, nhân vật “tôi” đã hình dung con chim chào mào đang mổ những con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch “của tôi”: đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

Câu hỏi: Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

Lời giải:

Hình ảnh chim chào mào với bộ lông đốm trắng, chiếc mào đỏ rực đang đứng trên cây cất tiếng hót. Xung quanh là không gian thiên nhiên thoáng đãng, yên bình.

Câu hỏi: Vì sao lúc đầu, nhân vật “tôi” sợ chim bay đi nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

Lời giải:

- Lời khẳng định ở hai câu thơ cuối cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc dành cho thiên nhiên.

- Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

Câu hỏi: Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Lời giải:

- Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ: “Triu… uýt…. huýt … tu hìu…”.

- Đó là tiếng hót của con chào mào, nhưng cũng chính là âm thanh của thiên nhiên xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ. Điều đó cho thấy chim chào mào đã đi qua một hành trình tìm về với thiên nhiên.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Con chào mào trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022