logo

Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh - Bắt nạt trang 27 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Bắt nạt bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Bắt nạt - SGK Văn 6 Kết nối tri thức

Tác giả - Tác phẩm: Bắt nạt


I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh

- Tên: Nguyễn Hoàng Thế Linh;

- Năm sinh: 1982;

- Quê quán: Hà Nội;

- Viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.

- Nguyễn Thế Hoàng Linh đã từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Năm thứ 3 đại học, Linh đã xuất thần sáng tác một loạt thơ và tuỳ ký - chỉ trong thời gian ngắn đến độ kiệt sức và ngã bệnh.

- Nhà thơ trẻ Nguyễn Thế Hoàng Linh còn là tác giả của tiểu thuyết “Chuyện của thiên tài” gây nhiều tiếng vang trên văn đàn và công chúng yêu văn học. Nguyễn Thế Hoàng Linh được giới phê bình văn chương đánh giá cao và yêu mến gắn cho nghệ danh: “Thi tài tuổi 20” - với một cõi thơ cưu mang trí tuệ, hào phóng cảm xúc.  


II. Khái quát tác phẩm Bắt nạt


1. Xuất xứ

Trích trong tập Ra vườn nhặt nắng, NXB Thế giới, Hà Nội 2017.


2. Bố cục

4 phần

- Phần 1: Khổ 1 (Nêu vấn đề bắt nạt là xấu).

- Phần 2: Khổ 2, 3, 4 (Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt).

- Phần 3: Khổ 5, 6 (Phân loại đối tượng bắt nạt)

- Phần 4: Khổ 7, 8 (Lời khuyên răn và bài học cho chúng ta)


3. Thể loại

Thơ 5 chữ.


4. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm.


5. Nội dung chính

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt là khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.


6. Giá trị nội dung

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt là khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.


7. Giá trị nghệ thuật

Thể thơ 5 chữ kết hợp các biện pháp tu từ điệp từ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Bắt nạt

Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh - Bắt nạt trang 27 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Bắt nạt

Câu hỏi: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua bài học là gì?

Lời giải:

Tác giả muốn gửi lời nhắn nhủ đến những người bị bắt nạt: Cuộc sống không được sợ sệt phải biết đối mặt với những bất công, phải nâng cao lòng tự trọng , bảo vệ cái phẩm giá của bản thân

Câu hỏi: Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Lời giải:

- Với các bạn bắt nạt: thẳng thắn phê bình hành vi bắt nạt, yêu cầu các bạn bắt nạt dừng ngay hành vi bắt nạt mọi người xung quanh, thay vào đó hãy dùng thời gian quý giá của một ngày để làm những việc có ích.

- Với các bạn bị bắt nạt: Thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt.

Câu hỏi: Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

Lời giải:

- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 7 lần trong bài thơ.

- Việc lặp lại cụm từ như vậy nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác.

Câu hỏi: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?

Lời giải:

Nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Đồng thời khẳng định mình đã bị bắt nạt nhiều lần nhưng vẫn không thích bị bắt nạt…

Giọng điệu hồn nhiên thân thiện, cách xưng hô gần gũi… khiến cho bài thơ nói đến việc bắt nạt nhưng không mang nặng nề, nhưng lại có tính thuyết phục cao.

Câu hỏi: Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

Lời giải:

- Khi bị bắt nạt: tâm sự với ông bà, bố mẹ, thầy cô… để nhận được sự giúp đỡ cần thiết.

- Khi bắt nạt người khác: nhận được lời khuyên nhủ, giảng giải của ông bà, bố mẹ, thầy cô... , nhận thức được đó là hành vi xấu xí.

- Bài thơ đã giúp em hiểu được: cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.

Câu hỏi: Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Lời giải:

Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ :

- Với các bạn bắt nạt: thẳng thắn phê bình hành vi bắt nạt, yêu cầu các bạn bắt nạt dừng ngay hành vi bắt nạt mọi người xung quanh, thay vào đó hãy dùng thời gian quý giá của một ngày để làm những việc có ích.

- Với các bạn bị bắt nạt: Thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Bắt nạt trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022