logo

Tác giả Giong Mun - Hai loại khác biệt trang 83 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Hai loại khác biệt bao gồm Giới thiệu tác giả Giong Mun và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Hai loại khác biệt - SGK Văn 6 Kết nối tri thức

Tác giả - Tác phẩm: Hai loại khác biệt

I. Khái quát về tác giả Giong Mun

* Tiểu sử 

- Giong Mun (Youngme Moon) sinh năm 1964 tại Hàn Quốc. 

- Tiến sĩ Youngme Moon là Giáo sư Quản trị Kinh doanh Donald K. David tại Trường Kinh doanh Harvard. 

- Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa.  

-  Cô là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.

*  Sự nghiệp 

- Giong-mi Mun Moon đã nhiều lần nhận được Giải thưởng HBS về Giảng dạy Xuất sắc và hiện đang cung cấp một trong những khóa học phổ biến nhất trong chương trình MBA. Cô cũng là người đầu tiên nhận học bổng của Khoa Hellman, được trao cho sự xuất sắc trong nghiên cứu.


II. Tìm hiểu về tác phẩm Hai loại khác biệt


1. Xuất xứ

Trích từ Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch, NXB Khoa học xã hội và An-pha-búc, Hà Nội, 2017.


2. Thể loại

Văn bản nghị luận


3. Phương thức biểu đạt

Tự sự, Nghị luận

Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất


4. Bố cục

Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”

Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J

Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt

Tác giả Giong Mun - Hai loại khác biệt trang 83 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

5. Nội dung chính

Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Hai loại khác biệt

Tác giả Giong Mun - Hai loại khác biệt trang 83 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Mẫu tóm tắt tác phẩm Hai loại khác biệt

Mẫu 1

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực. Bài văn “Hai loại khác biệt” kể câu chuyện học sinh thực hiện một bài tập trong suốt 24 tiếng phải trở nên khác biệt. Trong khi các học sinh khác dùng cách ăn mặc, kiểu tóc, hành động kì lạ thì cậu bạn J vẫn ăn mặc như bình thường nhưng trong cả buổi học cậu tích cực giơ tay phát biểu bài. Câu chuyện đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa. 

Mẫu 2

Giáo viên ra yêu cầu trong suốt 24 tiếng các học sinh phải trở nên khác biệt. Mọi người đều sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. Trong khí đó, J ăn mặc như bình thường như cư xử khác thường – đứng lên trả lời các câu hỏi của giáo viên một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Lần đầu tiên J làm thế thì mọi người nhưng càng về sau họ đều nhận ra được ý nghĩ thực sự. Sự khác biệt chia làm loại: một là có nghĩa và hai là vô nghĩa. Hành động của mọi người là sự khác biệt vô nghĩa còn của J tạo nên sự khác biệt có nghĩa.

 Mẫu 3

Khi còn học ở trung học nhân vật tôi và cả lớp được cô giáo giao cho bài tập trong 24h phải cố gắng trở nên khác biệt. Nhân vật tôi và đông đảo các bạn đã tạo nên sự khác việt bằng cách ăn mặc nhàu nhĩ, các kiểu tóc kì lạ, hay các hành động khác thường nhằm gây sự ấn tượng. Chỉ duy có J cậu ta đến trường với diện mạo lịch sự như học sinh bình thường, khi trả lời thầy cô giáo thì rất lễ đỗ và các câu trả lời rất cẩn thận tỉ mỉ, như thể cậu muốn câu trả lời của mình có giá trị  nhất định. J cũng là người đã thu hút được sự chú ý từ mọi người nhiều nhất. Bài tập này đã giúp nhân vật tôi nhận ra rằng có hai sự khác biệt: khác biệt vô nghĩa và khác biệt có nghĩa. Phần đông đều chỉ tạo ra những khác biệt vô nghĩa nhất thời. Còn những người tạo ra sự khác biệt có nghĩa mới khiến cho chúng ta đặc biệt chú ý tới.


V. Câu hỏi vận dụng

Câu hỏi: Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

Lời giải:

Bài học về sự khác biệt có giá trị đối với tất cả mọi người. Bởi bài học này giúp con người hiểu được ý nghĩa của sự khác biệt, tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để có thể lựa chọn sự khác biệt có ý nghĩa.

Câu hỏi: Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

Lời giải:

Việc rút ra bài học từ câu chuyện quan trọng hơn. Căn cứ vào những kết luận mà tác giả đưa ra sau câu chuyện: “Điều tôi học được từ bài tập này… có nghĩa”, “Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa… khác biệt thật sự”.

Câu hỏi: Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế đề rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bản trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.

Lời giải:

Tác giả đã đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Cách triển khai như vậy sẽ giúp người đọc hiểu được vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Câu hỏi: Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa” (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Lời giải:

Đây là một cách phân chia khá hợp lí. Bởi nó xuất phát từ ý nghĩa của sự khác biệt. Sự phân chia này đã thể hiện quan điểm riêng của tác giả về sự khác biệt.

Câu hỏi: Do đâu số đông thưởng thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?

Lời giải:

Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì. Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Hai loại khác biệt trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022
/* */ /* */
/*
*/