logo

Tác giả Đặng Trần Côn

Câu trả lời chính xác nhất: Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. 

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về tác giả Đặng Trần Côn, một thi sĩ tài năng, Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Tiểu sử tác giả Đặng Trần Côn

Tác giả đặng trần côn

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745.

Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, đến năm 1740, đời Lê Hiển Tông, ông làm tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài chiếu khám.Tính tình Đặng Trần Côn khoáng dật, hồn nhiên. Ông yên sống cuộc đời tao nhã, lấy sự uống rượu ngâm thơ, hay quảy túi gió trăng, thênh thang du ngoạn cảnh thiên nhiên làm thú vui cuộc đời.

Trong buổi Trịnh Cương xưng chúa, cầm quyền, phong tước An Đô Vương, các cuộc nổi dậy thường uy hiếp kinh thành nên chúa Trịnh ban lệnh cấm lửa ban đêm. Nhưng Đặng Trần Côn là người hiếu học nên phải đào hầm chong đèn mà học suốt canh khuya.

Đặng Trần Côn nghe bà Đoàn Thị Điểm hay chữ, hay thơ, bèn làm một bài thơ đến yết kiến bà. Bà xem thơ, cười mà bảo rằng: nên học thêm sẽ làm thơ. Bị chê thơ dở, ông cố gắng dồi mài, ít lâu sáng tác khúc ngâm Chinh phụ, khiến Đoàn Thị Điểm phải phục rồi phiên dịch ra quốc âm.

>>> Tham khảo: Trắc nghiệm bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn - có đáp án)


2. Sự nghiệp sáng tác của tác giả Đặng Trần Côn

Tác giả đặng trần côn

Về Văn học, tác phẩm của Đặng Trần Côn khá phong phú. Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.  Đương thời khúc ngâm chữ Hán này của Đặng Trần Côn được rất nhiều nho sỹ yêu thích, chú ý đến. Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.

Đời niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) đời Hậu Lê gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh thú nhiều nơi, đã diễn nên lắm nỗi biệt ly đau đớn, tiên sinh xúc cảm làm bài "Chinh Phụ Ngâm", theo thể thơ xưa (Cổ nhạc phủ) từ điệu thanh tao và phiêu dật lâm ly. Tiên sinh đem đưa ông Ngô Thì Sĩ. Ông Sĩ đọc xong rất thán phục mà nói rằng: "Như bài này thì đã áp đảo được lão Ngô này rồi".

Sau tiên sinh lại đưa cho bà Đoàn Thị Điểm xem. Bà khen hay và đem diễn Nôm, điệu song thất lục bát. Làm xong, bà đưa cho tiên sinh xem. Tiên sinh tỏ ra kính phục tài miệng gấm lạng thêu của bà, chịu tôn bà làm bậc sư bá.

Bài "Chinh Phụ Ngâm" truyền tụng khắp trong nước, lan đến bên Tàu, cũng phải khen tài thanh-nghệ-luật của tiên sinh. Quả thật như vậy, thơ tiên sinh cổ thể, cận thể đã học đúng đủ các phép, cho nên thi phái đời Hâu Lê nhờ tiên sinh dìu dắt mà chấn hưng nhiều.

Nội dung của Chinh Phụ Ngâm sử dụng và phát triển đề tài “Khuê oán” một đề tài phổ biến trong thơ ca đương đại của văn học Trung Quốc (như dân ca nhạc phú thời Hán, thơ của một số nhà thơ thời Đường). Theo đó Đặng Trần Côn thác lời một phụ nữ có chồng đi xa bày tỏ nổi buồn nhớ chồng và than vãn về tình cảnh đơn độc của mình.

Tác phẩm vì thế mà nó mang dạng thức một bản độc thoại triền miên của nữ nhân vật, từ dòng độc thoại này sẽ xuất hiện một tình tiết tự sự, chúng tạo thành một sườn cốt truyện khái lược. Tuy nhiên phần kể ở phần độc thoại này ít hơn hẳn so với nỗi lòng buồn nhớ, thở than, mong ngóng, rằn vặt, ước mong của nữ nhân vật.

Ngoài Chinh Phụ Ngâm ra, Đặng Trần Côn còn là tác giả của các tập: Phủ chương tân thư (chép trong sách Danh ngôn tạp trứ); Yên hữu thưởng xuân thiếp; Đặng Trần Côn phú sao (tập phú lấy đề tài ở sư Trung Quốc); Tiêu Tương bát cảnh đồ thi thảo (tức Tiêu Tương bát vịnh một số bài thơ đề tranh vịnh và cảnh đẹp Tiêu Tương); Lãn trai di cảo (tức Thanh Trì Nhân Mục Đặng Trần Côn soạn tế văn  các đạo gồm hơn 90 bài văn tế) v.v…Trương Hàn tư thuần lô phú (Bài phú về Tương Hàn nhớ rau thuần cá vược), Trương Lương bố y phú (Bài phú về Trương Lương mặc áo vải), Khẩu môn thanh: (Tiếng gõ cửa). Những tác phẩm này mang tính tầm chương trích cú, ít có giá trị văn học. Theo Phạm Đình Hồ, ông còn là tác giả truyện Bích câu kỳ ngộ mà nhiều người cho đó là truyện được chép trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm ? Những dự đoán trên còn cần phải nhiều công tra cứu thêm.

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về tác giả Đặng Trần Côn. Chúc các bạn vận dụng tốt kiến thức và đạt được kết quả học tập cao. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022