logo

Tác giả Dạ cổ hoài lang

Câu hỏi: Tác giả Dạ cổ hoài lang là ai?

Trả lời: 

   Tác giả Dạ cổ hoài lang là Cao Văn Lầu

   Cao Văn Lầu, thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1890 - 13 tháng 8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nhân vật này nhé!


1. Tiểu sử tác giả Dạ cổ hoài lang Cao Văn Lầu

    Ông Cao Văn Lầu sinh ngày 22/12/1890 tại xóm Cây Cui, thôn Thuận Lễ, tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là tỉnh Long An). Năm lên 4 tuổi, ông theo cha mẹ đến Bạc Liêu và sống trọn đời ở đây. Ông mất năm 1976 tại Thị xã Bạc Liêu là được an táng cạnh nhà.

    Cha của ông là ông Cao Văn Giỏi (1860-1938) thường được gọi là Chín Giỏi, có thời gian là nghệ nhân thổi kèn, đánh trống nhạc lễ, sau làm thầy tuồng cho gánh hát bội, cũng là 01 nhạc sĩ nghiệp dư. Mẹ là bà Võ Thị Tài (1865-1958).

Tác giả Dạ cổ hoài lang

    Ông Chín Giỏi có 06 người con gồm Cao Hiền Đệ, Cao Văn Mẫn, Cao Thị Chương, Cao Thị Mỹ, Cao Văn Lầu và Cao Văn Mãng. Ông Cao Văn Lầu là con thứ 5 trong nhà nên mọi người gọi ông là Ông Sáu Lầu.

    Cao Văn Lầu theo cha mẹ về Bạc Liêu và định cư tại Rạch ông bổn (nay là phường 2, thành phố Bạc Liêu). Năm 1901, ông tu học ở Chùa Vĩnh Phước An, sau đó học chữ quốc ngữ. Năm 1908, ông học đàn do thầy Nhạc Khị dạy và là một học trò giỏi của thầy. Năm 1915, ông cưới bà Trần Thị Tấn, một người con gái ngoan hiền ở Điền Tư Ô. Vợ chồng chung sống với nhau được 03 năm nhưng không có con nối dõi, bị ràng buộc bởi tư tưởng phong kiến “Tam niên vô tử bất thành thê” nên ông phải chia tay với vợ. Chính từ niềm thương nhớ khi chia tay với người vợ hiền thục đã thôi thúc ông viết nên bản nhạc lòng mà khi ra đời nó đã trở thành một tuyệt tác bất hủ, đó là bản “Dạ cổ hoài lang”.

    Sau một thời gian mòn mỏi đợi chờ, cuối cùng, vợ chồng ông cũng được trùng phùng, tình cảm nồng ấm và bà đã lần lượt hạ sinh cho ông 7 người con, gồm 5 trai và 02 gái là: Cao Văn Hùng (Cao Kiến Thiết), Cao Thị Phấn, Cao Văn Hoài, Cao Văn Cường (Cao Phương Sở), Cao Văn Bỉnh, Cao Thị Nga và Cao Văn Đàng.

   Gia đình ông sớm giác ngộ cách mạng, 04 người con trai của ông đều tham gia bộ đội. Riêng Cao Kiến Thiết từng là cán bộ cao cấp của Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ.


2. Sự nghiệp sáng tác

    Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị để xin học đàn mỗi đêm. Nhờ yêu thích và siêng năng, ông mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nồng cốt trong ban cổ nhạc của thầy.

    Năm 1912, ông bắt đầu đi hát với Sáu Thìn và cô Phấn với bài Tứ đại oán Bùi Kiệm thi rớt.

    Năm 23 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cô Trần Thị Tấn, một cô gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh).

    Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại Thu phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.

    Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị đề xướng là "Chinh phụ vọng chinh phu" (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai "Tô Huệ chức cẩm hồi văn") nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lòng. Vợ ông đã ba năm mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông phải trả vợ về nhà cha mẹ ruột.

    Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn lại. Nghe bạn đồng môn tên Ba Chột góp ý, ông bỏ bớt 2 câu trùng lắp, bài nhạc còn chẵn 20 câu nhịp đôi.

    Tết Trung thu năm Mậu Ngọ (15 tháng 8 âm lịch, nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918), ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc chưa có tên trên. Nghe xong, thầy Nhạc Khị hết sức khen ngợi.

    Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc. Nhà sư nói:"... tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là "Dạ cổ hoài lang" (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Kể từ đêm đó, bài ca này được loan truyền nhanh chóng.

   Năm 1919, ông Lầu làm nhạc công trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu).

   Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

    Năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu một số cán bộ bị thực dân Pháp bắt, và đã cứu được.

    Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản "Dạ cổ hoài lang", mà sau này phát triển thành bản "vọng cổ", làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm 10 bản nữa, nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu.


3. Tác phẩm Dạ cổ hoài lang

    Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên...

Lời tác phẩm Dạ cổ hoài lang:

Từ là từ phu tướng

Báu kiếm sắc phán lên đàng

Vào ra luống trông tin nhạn

Năm canh mơ màng

Em luống trông tin chàng

Ôi gan vàng thêm đau

Đường dầu xa, ong bướm

Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang

Đêm luống trông tin nhạn

Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu

Vọng phu vọng luống trông tin chàng

Lòng xin chớ phụ phàng

Chàng là chàng có hay

Đêm thiếp nằm luống những sầu tây

Bao thuở đó đây sum vầy

Duyên sắc cầm đừng lợt phai.

Là nguyện cho chàng

Hai chữ an - bình an

Trở lại gia đàng

Cho én nhạn hiệp đôi.

icon-date
Xuất bản : 28/12/2021 - Cập nhật : 29/12/2021