logo

Suy nghĩ của em về ý nghĩa thời sự của 2 câu thơ: ''Thái bình tu trí lực - Vạn cổ thử giang san'' trong cuộc sống hôm nay

icon_facebook

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Suy nghĩ của em về ý nghĩa thời sự của 2 câu thơ: ''Thái bình tu trí lực - Vạn cổ thử giang san'' trong cuộc sống hôm nay. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Suy nghĩ của em về ý nghĩa thời sự của 2 câu thơ: ''Thái bình tu trí lực - Vạn cổ thử giang san'' trong cuộc sống hôm nay - Mẫu 1

Một đất nước khi đã thái bình thì phải làm gì? Có người sẽ nói: phải có một quân đội mạnh để giữ nước. Điều đó đúng, nhưng theo tôi là chưa đủ. Mà còn phải có sự "tu trí lực" ngày, từng giờ, không ngừng nghỉ để có thể kiến thiết nội lực bên trong của đất nước mình.

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ hai (1285), trên đường rước xa giá hai vua Trần trở lại Kinh thành, Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải đã cao hứng sáng tác bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư”, thể ngũ ngôn tứ tuyệt theo âm Hán-Việt có nội dung như sau: 

“Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san”

dịch là:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy ngàn thu.

Bài thơ được nhiều người bình cùng một ý nghĩa: nói về võ công hiển hách thời kỳ chiến tranh và nhiệm vụ của thời bình. Trong đó, hai câu thơ đầu nhắc đến chiến công vang dội kế tiếp nhau của quân nhà Trần ở trận Hàm Tử quan và Chương Dương độ. Hai trận đánh lớn này, ta đã bắt sống được hàng vạn quân giặc, giết chết tướng Toa Đô, còn tướng Ô Mã Nhi tháo chạy. Hai câu tiếp theo thể hiện khát vọng mãnh liệt của quân dân nhà Trần về một nền thái bình thịnh trị, và đó cũng là chủ trương xây dựng đất nước sau “cơn binh lửa” mang tính quy luật của các triều đại nhà nước phong kiến Đại Việt.

Nhìn lại thời đại nhà Trần lúc bấy giờ, chúng ta thấy, cái vĩ đại của triều đại này không chỉ là 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, mà còn nằm ở vế sau - khả năng kiến thiết triều đình và đất nước. "Đại Việt sử ký toàn thư" kể rằng, có người quen biết tới gặp vợ của Trần Thủ Độ, nhờ xin được làm chức "câu đương" - một chức nhỏ trong làng, chuyên lo việc bắt bớ.

Trần Thủ Độ gật đầu đồng ý, nhưng khi gặp người này liền ra một điều kiện: "chức câu đương của ngươi do xin mà thành, không giống với tất cả những chức câu đương khác, vậy phải chặt một ngón chân của ngươi, để phân biệt với những người khác".

Đến lúc này thì "người đi xin chức" sợ quá, van xin khóc lóc hồi lâu mới được tha cho, và từ đấy không còn ai dám đi "cửa sau", xin chức Trần Thủ Độ. Hành động vừa khéo léo vừa quyết liệt của Trần Thủ Độ nhắm tới mục đích gì? Chắn chắn là để xây dựng một sự trong sạch, vững mạnh từ bên trong, hướng đến việc thái bình muôn thuở.

Đến thời Trần Hưng Đạo, chúng ta biết rằng trước khi từ giã cõi đời, ông đã nói với vua Trần một câu nổi tiếng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách của giữ nước". Và chúng ta hiểu, để có thể "khoan thư sức dân" thì người cầm quyền vừa phải yêu dân, thương dân vừa phải xác lập một triều đình trong sạch để dân nhìn vào đó còn tin tưởng.

Tiếc là đến cuối đời Trần thì tất cả những tư tưởng vĩ đại này đều không được thực hiện, nên một triều đại từng huy hoàng 3 lần thắng quân Nguyên cuối cùng phải nhường thiên hạ cho người khác. Đời sống một triều đại, một dân tộc đôi khi cũng giống như đời sống một con người, đến khi nào không còn "tu trí lực" thì tất yếu chạm đến bến bờ diệt vong.

Sang đến thời hiện đại, chúng ta không thể quên trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, khi được tin Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, tổ chức một "tiệc cưới linh đình trên xương máu chiến sĩ" (theo cách nói của nhà thơ Đoàn Phú Tứ) thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm minh.

Ở thời đại hiện nay, thời đại chúng ta đang sống, có lẽ chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một cuộc diệt trừ tham nhũng quyết liệt đến như thế. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị bị đưa ra xét xử công khai với những vi phạm nghiêm trọng xảy ra thời còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Nói như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc tiếp xúc cử tri thì: "Lần trước toàn nói là tắm từ vai xuống, giờ là từ đầu xuống. Lòng dân ủng hộ, đang làm rồi phải làm tiếp, không dừng lại".

Trong một lần tiếp xúc cử tri khác, Tổng Bí thư chia sẻ nỗi lòng mình: "Chẳng thích thú gì kỷ luật đồng chí của mình, thậm chí là rất day dứt và đau xót, nhưng sai phải kỷ luật, vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm minh". Hai chữ "nghiêm minh" ấy xét cho cùng cũng là để "khoan thư sức dân", thể hiện rất rõ tinh thần "tu trí lực", nối tiếp cái khát vọng thái bình mà tiền nhân từng chỉ ra. 

Lịch sử là dòng chảy liên tục của thời gian. Tư tưởng giữ nước “Thái bình tu trí lực/Vạn cổ thử giang san” trong thời Trần nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung còn nguyên giá trị.

Kế thừa và phát triển tư tưởng đó trong điều kiện mới, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…”10, “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa…”11. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm trên của Đảng là cơ sở quan trọng để quân và dân ta bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. 

Suy nghĩ của em về ý nghĩa thời sự của 2 câu thơ: ''Thái bình tu trí lực - Vạn cổ thử giang san'' trong cuộc sống hôm nay

Suy nghĩ của em về ý nghĩa thời sự của 2 câu thơ: ''Thái bình tu trí lực - Vạn cổ thử giang san'' trong cuộc sống hôm nay - Mẫu 2

Tư tưởng của nhà thơ Trần Quang Khải khẳng định sự hòa bình của đất nước và cho dù có giặc tới xâm lược thì nhân dân ta vẫn một lòng sẵn sàng chiến đấu để giữa hòa bình cho đất nước 

" Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hòa bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.


Suy nghĩ của em về ý nghĩa thời sự của 2 câu thơ: ''Thái bình tu trí lực - Vạn cổ thử giang san'' trong cuộc sống hôm nay - Mẫu 3

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Đây là lời tự nhủ của vị thượng tướng về tương lai của đất nước, cũng là lời nhắn nhủ toàn thể quân dân ta bấy giờ. Tiếng nói, khát vọng của một người đã trở thành động lực, quyết tâm của toàn dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao tinh thần trách nhiệm, cố gắng “tu trí lực”, bởi tu dưỡng trí tuệ, rèn luyện sức lực là hai yếu tố tiên quyết của một con người và một dân tộc nếu muốn làm nên chiến thắng, muốn xây dựng hòa bình. Đồng thời, ông động viên quân dân gắng sức, đồng lòng phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình, bền vững dài lâu chứ không được ngủ quên trên chiến thắng. Câu thơ cuối vừa chỉ ra cái chặng đường đi tiếp của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Nghĩa của thơ biểu ý, nhưng nhạc của thơ lại mang tính biểu cảm. Lời răn dạy hài hòa với niềm tin, niềm hy vọng của quân dân ta.

Hai câu thơ sau là khát vọng hòa bình sau khi giành được chiến thắng vang dội và sự mong muốn xây dựng nền hòa bình cho đất nước lâu dài. Đây là lời tự nhủ của vị thượng tướng, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ với quân dân: chúng ta không được phép ngủ quên trên chiến thắng. Điều đó thể hiện trí tuệ, biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước. Để cho non nước được nghìn thu, hòa bình bền vững, thì khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng của người lãnh đạo mà còn là khát vọng chung của cả dân tộc.

Bằng cách nói chân thành, với câu chữ giản dị, mộc mạc, “Tụng giá hoàn kinh sư” đã thể hiện hào khí chiến thắng vang dội và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta trong thời đại nhà Trần.


Suy nghĩ của em về ý nghĩa thời sự của 2 câu thơ: ''Thái bình tu trí lực - Vạn cổ thử giang san'' trong cuộc sống hôm nay - Mẫu 4

“Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy ngàn thu”

Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.

Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn với số câu chữ ít ỏi, nhưng vô cùng hàm súc. Số câu chữ ít ỏi nhưng đã khái quát đầy đủ sự kiện lớn của dân tộc và nêu lên chân lí lớn của thời đại. Kết cấu thơ chặt chẽ, ngôn từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn gọn, kết hợp giữa biểu ý và biểu cảm. Vừa đưa ra những sự kiện lịch sử chính vừa thể hiện niềm vui, sự hân hoan trước chiến thắng và những suy tư, chiêm nghiệm sau khi đất nước đánh bại quân xâm lược.

Bài thơ với ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng giàu sức biểu cảm đã cho thấy hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịnh của nhân dân đời Trần. Đồng thời khẳng định chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lịch sử:

“Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy ngàn thu”

icon-date
Xuất bản : 02/03/2022 - Cập nhật : 02/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads