logo

Sự thành lập vương triều hồi giáo Đê li

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ. Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.

Sự thành lập vương triều hồi giáo đê li

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về Vương triều hồi giáo Đê-li, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé !


1. Bối cảnh ra đời của Vương triều hồi giáo Đê-li.

Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ. Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.


2. Chính sách thống trị của vương triều hồi giáo Đê-li

 + Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo,

 + Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruuộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

 + Mặc dù đã cố gắng thi hành một số chính sách mềm mỏng song mất sự ủng hộ của người dân do phân biệt tôn giáo, sắc tộc.


3. Văn hóa của Vương triều Hồi giáo Đê-li

 Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.


4. Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li:

+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

+ Hồi giáo có cơ hội được truyền bá đến một số nước ở Đông Nam Á.


5.  Vai trò của Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Với những chính sách về văn hóa, tôn giáo, vương triều Hồi giáo Đê-li đã tạo nên sự phát hiện và giao thoa giữa hai nền văn minh Ấn Độ Hin đu giáo và A- rập Hồi giáo. Sự giao lưu văn hóa Đông – Tây cũng được thúc đẩy hơn trước. Các thương nhân Ấn Độ truyền bá đạo Hồi đến một số nước Đông nam Á.

Sự thành lập vương triều hồi giáo đê li

6. Sự phát triển và suy vong của Vương triều Hồi giáo Đê- li

- Sự phát triển của vương triều Hồi giáo Đê-li

+ Về Chính trị:

Truyền bá và áp đặt Hồi giáo.

Giành quyền ưu tiên về ruộng đất và địa vị.

Ban hành thuế ngoại đạo.

+ Về kinh tế:

Thu thuế ruộng đất ở mức cao (1/5 thu hoạch).

Đê - li trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

+ Về văn hóa:

Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.

Xuất hiện các công trình kiến trúc mới mang màu sắc Hồi giáo.

Tạo sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

Truyền bá văn hóa Hồi giáo ra bên ngoài .

- Sự suy vong của Vương triều Hồi giáo Đê -li:

Nguyên nhân suy vong: Năm 1545, Sher Shah Sur qua đời, triều đại suy yếu. Năm 1555, Humayun - lúc này đang sống lưu vong tại Ba Tư, cử binh tấn công Delhi, chiếm lại toàn bộ lãnh thổ của mình.

 Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, vua Ti-mua Leng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ năm 1398, nhưng đến đời cháu nội là Ba-bua mới đánh chiếm được Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ).


7. Sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Hồi giáo Mô-Gôn

- Giống nhau: Cả hai vương triều Đê - li và Mô - gôn đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên ( vương triều ngoại tộc), còn vương triều Giúp - ta là vương triều nội tộc , là vương triều thống nhất Ấn Độ sau thời kì rối loạn cuối thời Magada

+ Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển

+ Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cả 2 triều đại đều suy yếu và sụp đổ

- Khác nhau:

Vương triều hồi giáo Đê-li:

+  Năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ và lập ra vương triều Hồi giáo Đê -Ii

+ Chính sách cai trị:

+ Truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại

+ Tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo

+ Văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ ,xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đêli thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới

Vương triều Mô-gôn:

+ Là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.

+ Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.

+ Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành đỏ.

------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng bạn tìm hiểu về sự thành lập Vương triều Hồi giáo Đê-li. Hy vọng qua bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích, cần thiết. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này  của chúng tôi . 

icon-date
Xuất bản : 10/06/2022 - Cập nhật : 26/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads