logo

Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố quan trọng nhất là?

Câu hỏi: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là? 

A. Dòng biển     

B. Địa hình     

C. Vĩ độ     

D. Vị trí gần hay xa biển

Lời giải

Đáp án đúng: C. Vĩ độ

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất nhé


1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất

- Chí tuyến:

   + Khái niệm: các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí.

   + Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến: Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

- Các vòng cực:

   + Khái niệm: các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.

   + Có 2 vòng cực trên Trái Đất: Vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt (1 vành đai nóng, 2 vành đai ôn hòa, 2 vành đai lạnh).


2. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.

- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ.

+ 1 đới nóng

+ 2 đới ôn hòa

+ 2 đới lạnh

[CHUẨN NHẤT] Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố quan trọng nhất là?

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)

- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

- Gió thổi thường xuyên: Tín phong

- Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.

b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)

- Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới

- Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm

c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)

- Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.

- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.

- Gió đông cực thổi thường xuyên.

- Lượng mưa trung bình 500mm.


3. Vĩ độ là gì? Tác động của vĩ độ đến Trái đất ( tìm hiểu thêm)

- Vĩ độ là gì?

+ Vĩ độ, theo bảng chữ cái Hy Lạp kí hiệu là phi (Φ) là các giá trị địa lý để chỉ một vị trí xác định trên bề mặt Trái đất. Vĩ độ chỉ các điểm ở phía Bắc hay phía Nam của xích đạo. Hay nói cách khác trên bản đồ địa lý, các đường nằm ngang gọi là vĩ độ. Một vĩ độ cũng được gọi là vĩ tuyến.

[CHUẨN NHẤT] Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố quan trọng nhất là?  (ảnh 2)

+ Vĩ tuyến: được hiểu là một vòng tròn nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Các vĩ tuyến chạy theo hướng Đông – Tây và vị trí của chúng được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến bao giờ cũng vuông góc với một kinh tuyến tại chính giao điểm của nó. Càng về phía gần cực Trái đất thì các vĩ tuyến càng có đường kính nhỏ hơn.

- Tác động của vĩ độ

+ Vĩ độ có tác động quan trọng lên đặc điểm của Trái đất. Vĩ độ ở khu vực có ảnh hưởng đến khí hậu và thời tiết của tại khu vực đó. Tại một vị trí địa lý, vĩ độ xác định các xu hướng trong cực quang, gió thịnh hành và các đặc trưng tự nhiên khác.

+ Vì vĩ độ có tác động đến hình thành các kiểu khí hậu như nhiệt đới, ôn đới, hàn đới nên cũng góp phần hình thành các kiểu nền kinh tế đặc trưng của một số vùng nhất là nền nông nghiệp. Việc tìm ra các mối quan hệ giữa các kiểu thời tiết, khí hậu và nền kinh tế tương ứng giúp việc tìm ra quy luật phát triển kinh tế của các vùng đó.

icon-date
Xuất bản : 08/10/2021 - Cập nhật : 08/10/2021