logo

Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là

Câu hỏi: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là

Lời giải:

- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.

- Nguyên nhân: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau. Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Ví dụ: Biển Việt Nam: 33%o, Biển Ban tích: 32%o, Biển Hồng Hải: 41%o…

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung bài Biển và Đại dương nhé


I. Biển là gì? Đại dương là gì?

1. Biển là gì?

Biển là một hệ thống kết nối các vùng chứa nước. Biển cũng có thể hiểu là một vùng nước cụ thể. Trên đất nước Việt Nam có hàng trăm bãi biển. Các biển chính được nối dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) tạo thành một dòng chảy xuyên suốt.

[CHUẨN NHẤT] Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là
Biển và đại dương hình thành trước khi tồn tại sự sống con người

2. Đại dương là gì?

Đại dương là các khu vực tạo nên một phần thủy quyền của một hành tinh. Trên Trái Đất có 5 đại dương với tên gọi: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương. Ảnh hưởng tới khí hậu và thời tiết Trái Đất.


II. Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Sở dĩ có hiện tượng trên là do nhiều yếu tố tác động. Trung bình độ muối của biển và đại dương là 35%. Có 5 nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này. Cụ thể là: Có 3 sự vận động chính của nước biển và đại dương là: sóng, thủy triều và các dòng biển.

Nhiệt độ nước biển

Khi nhiệt độ nước biển cao thì bề mặt nước biển sẽ xuất hiện tình trạng bốc hơi. Tuy nhiên, trong quá trình bay hơi này muối vẫn được giữ lại. Chính vì thế ,mà nước biển càng mặn hơn. Theo đó, nước biển vùng nhiệt đới sẽ mặn hơn so với vùng cực.

Lượng bay hơi (độ bốc hơi)

Những khu vực có nền nhiệt cao, không khí chuyển động khiến hơi nước bão hòa. Ngăn quá trình bay hơi diễn ra nhanh. Vì thế, có vùng thì nước biển mặn do bốc hơi nhiều. Còn có vùng nước ít mặn hơn do bốc hơi ít.

Lượng mưa

Các axit cacbonic yếu được tạo thành nhờ nước mưa khi kết hợp với carbon dioxide. Khi trời đổ mưa nước mưa chảy trên các bề mặt, kéo theo các khoáng chất tiếp xúc, muối hòa tan và chảy ra biển. Vì thế nước biển được nhận thêm một lượng muối lớn. Độ muối chênh lệch do nước mưa ở những vùng có mưa nhiều thì sẽ mặn hơn.

Đặc điểm địa hình

Các đại dương gần núi lửa độ mặn thường lớn hơn. Khi phun trào, đáy đại dương tiếp nhận thêm một lượng lớn muối hòa tan. Chính vì thế mà mỗi khu vực sẽ quy định độ muối của nước biển và đại dương.

Số lượng sông đổ ra biển

Số lượng sông chảy ra biển càng lớn nước biển càng mặn hơn. Trong dòng chảy của sông, có kèm theo đá, khoáng chất lẫn trong nước. Các loại khoáng chất này sau khi hòa tan sẽ đưa xuống hạ lưu và tồn tại dưới dạng dung dịch và hòa tan vào biển.


III. Sự vận động của nước biển và đại dương

1. Sóng

   - Khái niệm: Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

   - Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió, động đất (sóng thần).

   - Phân loại: Sóng lừng, sóng bạc đầu, ...

   - Lợi ích: Tạo cảnh quan ven biển.

   - Tác hại: Sóng lớn, sóng thần.

2. Thuỷ triều

   - Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. 

- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt trăng và Mặt trời.

- Có 3 loại thủy triều:

  + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

  + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

  + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

- Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

  + Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng)

                           Ngày không trăng (đầu tháng)

  + Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)

                        Ngày trăng lưỡi liềm (Cuối tháng)

3. Các dòng biển

   - Khái niệm: Là sự chuyển động thành dòng của nước trong các biển và đại dương.

   - Nguyên nhân: chủ yếu do hoạt động của các loại gió thổi thường xuyên.

   - Phân loại: Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.

   - Lợi ích: Tác động đến khí hậu, di cư của sinh vật biển.

   - Tác hại: Nhiễu đoạn thời tiết, ...


IV. Vai trò của biển và đại dương đối với cuộc sống con người

Cung cấp nguồn nước đáp ứng nhu cầu sống

Nguồn nước một phần được hình thành do mưa xuống. Biển và đại dương chính là “nhà cung cấp” vĩ đại nguồn hơi nước phục vụ quá trình này. Bên cạnh đó, còn góp phần vào quá trình điều hòa khí hậu duy trì sự sống trên Trái đất.

Biển và đại dương là kho tài nguyên quý giá

Biển và đại dương được ví như một kho tài nguyên vô cùng quý giá. Tại đây có chứa tất cả các nguồn lợi phục vụ quá trình sinh sống cho con người. Chính vì thế, khai thác nguồn lợi từ tự nhiên luôn là phương pháp giúp phát triển kinh tế bền vững. Biển và đại dương có:

Hệ sinh vật biển lớn, đa dạng: trên 160.000 loài động vật biển, hơn 10.000 loài thực vật biển.Nguồn lợi khoáng sản vô giá, với trữ lượng khổng lồ.Địa điểm khai thác thủy điện, nhiệt điện vô tận.

Con đường giao thương giữa các quốc gia

Giao thông đường biển giữa các quốc qua đã mở ra những cơ hội cho quá trình phát triển. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều tuyến đường huyết mạch đã được nối liền. Điều này đã giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều.

icon-date
Xuất bản : 06/10/2021 - Cập nhật : 07/10/2021