logo

Cách xác định kinh độ vĩ độ

Câu hỏi: Cách xác định kinh độ vĩ độ như thế nào?

Trả lời: 

Xác định kinh độ vĩ độ trên bản đồ

       Trên mỗi tấm bản đồ đều được in các đường kinh độ và vĩ độ, dựa vào đó ta có thể xác định được tọa độ địa lý, và cách xác định tọa độ 1 điểm trên bản đồ như sau:

Viết:

- Kinh độ trên

- Vĩ độ dưới

[CHUẨN NHẤT] Cách xác định kinh độ vĩ độ

       Rất đơn giản phải không nào, dưới đây là một số thông tin về kinh độ và vĩ độ của Việt Nam và thủ đô nước ta.

Kinh độ vĩ độ trên bản đồ Việt Nam

      Để xác điểm một điểm vị trí trên bản đồ thì chúng ta có thể chung quy lại một tọa độ, tuy nhiên khi xác định tọa độ địa lý của một quốc gia, do kích thước lớn, chúng ta không quy nó về thành một điểm được mà phải chia ra làm nhiều điểm, các điểm đó nằm ở các cực của lãnh thổ, là phần nhô ra cao nhất của lãnh thổ trên bản đồ địa lý.

Sau đây là kinh độ và vĩ độ của bản đồ Việt Nam. Chúng ta có 4 điểm cực.

Điểm cực

Địa danh hành chính

Vĩ độ

Kinh độ

Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23°23’B 105o 20’Đ
Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8°34’B 104o 40’Đ
Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22°22’B 102o 09’Đ
Đông Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà 12°40′ 109o 24’Đ

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết nội dung bài học Phương hướng trên bản đồ - Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí nhé


1. Phương hướng trên bản đồ

* Kinh tuyến                   

          + Đầu phía trên của đường kinh tuyến là hướng Bắc.

         +  Đầu phía dưới của đường kinh tuyến là hướng Nam.   

[CHUẨN NHẤT] Cách xác định kinh độ vĩ độ (ảnh 2)

* Vĩ tuyến                                                                                                                     

          +  Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.

          +  Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây. 

-   Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào kinh tuyến, vĩ tuyến.

-   Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.


 2. Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí

a. Khái niệm                                                                                             

-  Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến và vĩ tuyến gốc                                                                                          

- Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.

b. Cách viết tọa độ địa lí của một điểm                                         

[CHUẨN NHẤT] Cách xác định kinh độ vĩ độ (ảnh 3)

-  Viết  :        + Kinh độ trên                                                                                    

                    + Vĩ độ dưới                                                                                        

[CHUẨN NHẤT] Cách xác định kinh độ vĩ độ (ảnh 4)

3. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 15 - sgk Địa lí 6

Hãy tìm điểm C trên hình 11. Đó là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào?

Bài làm:

Trên hình 1.1, điểm C là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến 20 độ Tây bà đường vĩ tuyến 10 độ Bắc.

Trang 16 - sgk Địa lí 6

Giả sử chúng ta muốn tới thăm thủ đô một số nước trong khu vực Đông Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12, hãy cho biết hướng bay từ:

+ Hà Nội đến Viêng Chăn

+ Hà Nội đến Gia – Cac-Ta

+ + Hà Nội đến Ma – Ni – La

+ Cu – a – La Lăm – pơ đến Băng Cốc

+ Cu – a – La Lăm – pơ đến Ma – Ni – La

+ Ma – ni – la đến Băng Cốc.

Bài làm:

Nếu chúng ta muốn tới thăm thủ đô một số nước trong khu vực Đông Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12, hãy cho biết hướng bay từ:

+ Hà Nội đến Viêng Chăn là hướng Tây Nam

+ Hà Nội đến Gia – Cac-Ta là hướng Nam

+ Hà Nội đến Ma – Ni – La  là hướng Đông Nam

+ Cu – a – La Lăm – pơ đến Băng Cốc là hướng Tây Bắc

+ Cu – a – La Lăm – pơ đến Ma – Ni – La là hướng Đông Nam

+ Ma – ni – la đến Băng Cốc là hướng Tây Nam

Trang 17 - sgk Địa lí 6

Hãy ghi tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12?

Bài làm:

- Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12:

+ Điểm A: 130oĐ – 10oB

+ Điểm B: 110oĐ – 10oB

+ Điểm C: 130oĐ – 0o

Trang 17 - sgk Địa lí 6

Tìm trên bản đồ hình 12 các đểm có tọa độ địa lí: 140°Đ – 0° và 120°Đ – 10°N?

Bài làm:

Dựa trên bản đồ hình 12 ta xác định được hai điểm đó là:

+ Điểm E: 140°Đ – 0°

+ Điểm D: 120°Đ – 10°N.

Trang 17 - sgk Địa lí 6

Quan sát hình 13 (trang 17 SGK Địa lý 6), cho biết các hướng đi từ O đến các điểm A, B, C, D?

Bài làm:

- Quan sát vào hình 13, ta tìm được hướng đi từ O đến các điểm A, B, C, D 

O đến A: Bắc

O đến B: Đông

O đến C: Nam

O đến D: Tây.


4. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 17 - sgk Địa lí 6

Trên quả Địa cầu, hãy tìm các điểm có toạ độ địa lí sau: 80°Đ và 30°N; 120°Đ và 10°N

Bài làm:

- Trên quả Địa cầu, các điểm có toạ độ địa lí:

+ M (80°Đ và 30°N)  là toạ độ của một địa điểm ở giữa Ấn Độ Dương.

+ N (60°T và 40°N)  là toạ độ của một địa điểm thuộc vùng biển phía Đông Ác-hen-ti-na.

Câu 2: Trang 17 - sgk Địa lí 6

Hãy xác định toạ độ địa lí của các địa điểm G, H trên hình 12?

Bài làm:

Toạ độ các điểm G và H trên hình 12 là:

+ G (130°Đ và 15°B)

+ H (125°Đ và 0°) 

icon-date
Xuất bản : 28/09/2021 - Cập nhật : 29/09/2021