logo

Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu? | Câu 4 trang 127 Ngữ Văn 7

icon_facebook

Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (soạn 2 cách)

Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

Soạn cách 1

Cả bài thơ có  câu, tuy nhiên, sự biểu hiện tình quê hương ở các câu là khác nhau, đặc biệt là khác về giọng điệu:

- Hai câu thơ đầu: giọng điệu trầm buồn, và ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi đó là vì tác giả nhận thấy, quãng thời gian xa quê thật sự lâu, đến khi trở về, tóc đã phai sương. Những tình cảm dành cho quê hương vẫn như in thời thơ ấu, hồn quê vẫn vậy, vẫn ấm áp như một cái nôi đưa tác giả trở về.

- Hai câu sau: Giọng điệu trở nên, vui tươi và hóm hỉnh: hình ảnh nhi đồng xuất hiện với câu hỏi hồn nhiên đã tạo nên tình huống trớ trêu ở đây. Về lại quê hương, đặc biệt, câu hỏi của nhi đồng, khiến tác giả cảm thấy lạc lõng và chua xót, bởi nhận thấy, sự lạc lõng ngay trên mảnh đất quê hương của mình.

Soạn cách 2

Biểu hiện về tình quê hương ở 2 câu đầu và 2 câu sau có sự khác nhau:

- Ở 2 câu đầu là niềm vui của tác giả lâu ngày mới được về quê, sau một thời gian dài xa quê tác giả vẫn giữ nguyên giọng nói quê hương

- Hai câu sau là nét thoáng buồn khi trẻ em gặp chỉ thấy tác giả như người lạ, khiến tác giả như khách trên quê hương mình, đồng thời cũng là niềm vui khi thấy những mầm non của quê hương.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads