logo

Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy. | Câu 2 trang 127 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (soạn 2 cách)

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.

Soạn cách 1

Tiểu đối trong câu thơ đầu là :

Thiếu >< lão

Tiểu>< đại

Li gia>< hồi

- Việc sử dụng phép đối trên một dòng thơ nhằm nhấn mạnh về khoảng thời gian (đã rất lâu rồi, từ khi con là đứa trẻ, bây giờ đã già) xa quê => Ý thơ như gợi ra phần mở đầu cho mọt câu chuyện của nhân vật, mang theo những cung bậc cảm xúc đặc biệt khi trở về quê hương.

- Không những thế, phép đối ấy còn có dụng ý khẳng định về tình yểu, gắn bó với quê hường, dù có xa quê bao lâu, thì tình quê vẫn thế, giọng quê, và hồn quê vẫn luốn in đậm trong tâm trí tác giả.

Soạn cách 2

Hai câu thơ đầu, tác giả đã dùng phép đối và cụ thể là tiểu đối.

- Thiếu (trẻ) >< lão (già).

- Tiểu (nhỏ) >< đại (to).

- Ly gia (xa gia đình) >< hồi (quay trở về).

- Giọng quê vẫn thế >< tóc đã khác

Tác dụng của phép đối:  Nhấn mạnh thời gian xa quê đồng thời làm nổi bật tình cảm khăng khít một lòng với quê hương. Qua đó ta thấy được dù tác giả đã đi xa quê hương nửa đời người nhưng vẫn tha thiết với quê hương “giọng quê vẫn thế”

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021