logo

Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 7: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Soạn văn lớp 7: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai

Soạn văn lớp 7: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ trong câu

- Ta không nên hoặc không thể bỏ trạng ngữ vì nó mang tính bổ sung giúp nội dung nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. 

2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết giúp cho bài viết  rành mạch, rõ ràng.

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích có thể đứng cuối câu nhưng lại được tách thành câu riêng biệt

2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 47 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Câu

Trạng ngữ

Công dụng

a

Kết hợp những bài này lại

Bổ sung ý nghĩa cho câu về cách thức

ở loài bài thứ nhất

Bổ sung ý nghĩa cho câu về không gian nơi chốn

ở loại bài thứ hai

b

Lần đầu tiên chập chững bước đi

Bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian

Lần đầu tiên tập bơi

Lần đầu tiên tập chơi bóng bàn

Lúc còn học phổ thông

Về môn hóa

Bổ sung ý nghĩa cho câu về phương diện

Bài 2 (trang 47 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng

Tác dụng

Năm 72

Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật đồng thời bộc lộ cảm xúc buồn, đau đớn của người nói.

Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt bồn chồn

Bổ sung thông tin cho câu trước, nhấn mạnh cảm xúc của người lính như hòa cùng tiếng đàn buồn bã bên tai

Bài 3 (trang 47 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Tiếng Việt giàu và đẹp. Tiếng Việt là sự kết hợp hài hòa của âm thanh và từ vựng. Không chỉ nhịp nhàng như tiếng nhạc, tiếng Việt còn bộc lộ một cách rõ ràng và chân thực những tình cảm, những điều mà người Việt gửi gắm. Tiếng Việt đã không ngừng phát triển từ xưa tới nay. Do đó ngày nay, chúng ta phải biết trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của thứ tiếng hay và đẹp này. 

- Trạng ngữ: từ xưa tới nay, do đó ngày nay

- Cần thêm trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa cho câu về mặt thời gian.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021