logo

Soạn bài: Những câu hát châm biếm (ngắn nhất)


Nội dung bài học

Soạn bài: Những câu hát châm biếm (ngắn nhất) | Soạn văn 7 ngắn nhất


Soạn bài: Những câu hát châm biếm

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Hình ảnh “chú tôi” hiện lên qua bài 1 là người hay rượu chè “hay tửu hay tăm”, lười nhác “hay nằm ngủ trưa”, chỉ thích hưởng thụ “ước ngày mưa, đêm thừa trống canh”

- Hai câu đầu cho thấy hình ảnh người con gái chăm chỉ chịu khó như “cái cò lặn lội bờ ao”, lại xinh đẹp, tương phản hoàn toàn với “chú tôi” ở những câu thơ sau

- Bài ca dao châm biếm hạng đàn ông nhưng không có chí làm ăn chỉ lười nhác, muốn hưởng thụ nhưng không muốn lao động.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài thơ nhại lời nói của thầy bói với cô gái đi xem bói

- Những gì mà thầy bói nói là những điều hiển nhiên ai cũng biết và thừa nhận

- Bài thơ phê phán hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội

- Một số bài ca tương tự:                                      

Nhất hào, nhì hào, tam hào...                                 

Chó chạy bờ rào... Quẻ này có động!                                       

Nhà này có quái trong nhà,                                 

Có con chó mục cắn ra đằng mồm.                                       

Nhà bà có con chó đen,                                 

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng.                                       

Nhà bà có cái cối xay,                                 

Bốn chân xuống đất, ngõng ngay lên trời...

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Ý nghĩa tượng trưng của các con vật:     

+ Con cò: người nông dân, người lao động thấp cổ bé họng     

+ Cà cuống: kẻ có chỗ đứng trong xã hội “uống rượu la cà”     

+ Chim ri, chào mào: tay chân của giai cấp thống trị “bò ra lấy phần”, “đánh trống quân”     

+ Chim chích: anh mõ (có nhiệm vụ thông báo tin tức tới người dân trong làng).

-  Việc chọn các con vật để làm hình ảnh ẩn dụ tượng trưng làm cho bài văn thêm sinh động lý thú và vẫn đảm bảo được tính phê phán.

- Bài ca dao không phù hợp cho đám tang bởi bài ca dao cho thấy sự đối lập khi “con cò chết rũ”, cò con phải mở lịch xem ngày làm ma nhưng các nhân vật khác lại mang một không khí vui mừng phấn khởi vì sắp có cỗ để ăn. 

- Bài ca dao  phê phán hủ tục ma chay trong xã hội cũ

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- “Cậu cai” hiện lên là người thích khoe mẽ “ngón tay đeo nhẫn” nhưng lại chỉ là người sĩ diện hão khi phải đi mượn, đi thuê đồ “áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”

- Cái hay của bài ca dao là sử dụng phép đối lập (đối lập giữa vẻ bề ngoài và bản chất) để phê phán châm biếm cậu cai


Luyện tập

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Chọn c.

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): 

Điểm giống nhau so với truyện cười dân gian là:

- Đều mang lại tiếng cười sâu cay

- Mượn hình ảnh ẩn dụ để châm biếm phê phán một kiểu người nào đó trong xã hội

- Đều sử dụng thủ pháp phóng đại, các hình ảnh tương phản đối lập

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021