* Hướng dẫn lập dàn ý
- Giới thiệu về Bác Hồ (lưu ý chỉ nên giới thiệu sơ lược, không nên viết quá dài và quá sâu)
- Nêu lên suy nghĩ của bản thân về Bác.
LĐ 1: Giới thiệu của về thân thế, sự nghiệp của Bác
- Tên thật; năm sinh, năm mất; quê quán
- Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ:
+ 1911: Ra đi tìm đường cứu nước
+ 30 năm bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước
+ Bác lãnh đạo nhân dân ta chống lại 2 cuộc chiến tranh lớn của dân tộc
+ Bác định hướng và kiên định với hướng đi đưa đất nước lên XHCN
+ Vị chủ tịch nước đầu tiên của nước ta.
- Bác Hồ - danh nhân văn hóa thế giới
+ Bác là một nhà văn, nhà thơ chính trị với nhiều tác phẩm: Nhật kí trong tù, Đường Kách Mệnh, Con rồng tre,… Tác phẩm của Người gây được nhiều tiếng vang
+ Bác cũng là một nhà ngoại giao tài ba, người nói được rất nhiều thứ tiếng
LĐ 2: Nêu suy nghĩ của bản thân về Hồ Chí Minh.
+ Từ những đức tính tốt đẹp của Bác, chúng ta nhận thấy cần phải học tập và trau dồi những đức tính gì?
+ Không những bản thân em mà cần phải làm gì để bạn bè, rộng hơn là cộng đồng và toàn xã hội có ý thức học tập, trau dồi đạo đức Hồ Chí Minh
Khẳng định Bác Hồ là tấm gương sáng cho thế hệ sau học tập. Liên hệ bản thân em cần làm gì để noi gương Bác.
* Hướng dẫn lập dàn ý: Những người không chịu thua số phận
- Giới thiệu một vài tấm gương vượt lên hoàn cảnh để đạt được nhiều thành công.
- Giới thiệu dẫn dắt vào đề "những người không chịu thua số phận"
VD: Trong cuộc sống không thiếu những tấm gương thành công nhưng những tấm gương vượt lên hoàn cảnh để đạt thành công không phải là nhiều, ví dụ như: anh Nguyễn Ngọc Kí, anh Trần Văn Thước, … Càng cảm động và khâm phục về tấm gương các anh bao nhiêu, chúng ta lại có những trăn trở, suy nghĩ về những tấm gương ấy bấy nhiêu.
LĐ 1: Phân tích từ những tấm gương vượt lên số phận:
a. Nêu 1 số tấm gương vượt lên số phận cả trong và ngoài nước
b. Biểu hiện của tinh thần vượt lên số phận
+ Đối diện với khó khăn như việc vốn dĩ phải thế. Họ giữ cho mình một cái đầu lạnh và một trái tim
+ Không bỏ cuộc khi vấp ngã…
+ Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan.
c. Nguyên nhân tại sao cần vượt lên số phận:
+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, rất nhiều cám dỗ, thử thách trên cuộc sống có thể cuốn con người đi
+ Xuất phát từ yếu tố chủ quan, dù có rất nhiều sự hỗ trợ từ xã hội và cộng đồng nhưng nếu không tự mình nỗ lực vươn lên thì bạn không bao giờ có thể thành công cả.
d. Thực trạng giới trẻ hiện nay và biện pháp
+ Một bộ phận luôn cố gắng nỗ lực vượt khó: vượt khó để học tốt, khởi nghiệp,…
+ Một bộ phận lười biếng luôn phó mặc cho số phận, đổ lỗi cho số phận
+ Cần thức tỉnh bộ phận giới trẻ có ý thức tiêu cực phó mặc cho số phận, đổ lỗi cho số phận
LĐ 2: Liên hệ thực tế bản thân
- Bản thân em đã từng trải qua những khó khăn nào
- Em đã nỗ lực vươn lên ra sao?
- Khẳng định tính cần thiết của việc vươn lên nghịch cảnh
- Nêu 1 số cách để vượt qua khó khăn và hướng tới thành công.
* Hướng dẫn lập dàn ý:
- Khẳng định Việt Nam là đất nước đang phát triển, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, kinh tế kém phát triển.
- Nhưng ngược lại thì thành tích học tập không hề hạn chế chút nào.
- Liệt kê ra một số thành tích học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam.
VD: Việt Nam là một đất nước đang phát triển với rất nhiều thiếu thốn và khó khăn. Tuy nhiên, bảng vàng xướng danh những học sinh, sinh viên Việt Nam trên đấu trường quốc tế thì không hề “hạn chế, kém phát triển” chút nào. Ví dụ như: nhiều học sinh đạt thành tích cao nhất so với châu lục và cả thế giới về toán, lí, ngoại ngữ,.... Bên cạnh các lĩnh vực khoa học hàn lâm, tuổi trẻ Việt Nam còn đạt thành tích cao tại các môn khoa học ứng dụng như giải robocon châu Á tại Hàn Quốc năm 2004.
LĐ 1: Phân tích sự kém phát triển của Việt Nam về các mặt sau
- Kinh tế
+ Công nghệ, khoa học kĩ thuật kém phát triển
+ Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn đậm nét
+ Các chỉ số tăng trưởng kinh tế như GDP, GNP vẫn còn thấp
- Xã hội: Do điều kiện kinh tế kém phát triển cho nên các điều kiện xã hội như y tế, giáo dục, giao thông cũng đều kém phát triển
- Điều kiện học tập: tuy nhà nước rất chú trọng đầu tư cho học tập nhưng không thể phủ nhận rằng điều kiện học tập ở Việt Nam so với các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Singapo,…
LĐ 2: Tuy vậy, học sinh Việt Nam đã có gắng vượt khó học tập
- Những nỗ lực khắc phục khó khăn của học sinh, sinh viên Việt Nam
- Liên hệ đến truyền thống hiếu học ngàn năm và bản lĩnh sống đầy ý chí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay.
- Liệt kê 1 số thành tích đã đạt được mà em biết.
LĐ 3: Liên hệ với bản thân em
- Chỉ ra những khó khăn mà em gặp phải, em đã làm gì để vượt qua và đạt thành tích tốt
- Từ những tấm gương trên, chỉ ra những cách mà em cho rằng cần làm để noi gương họ
Ý nghĩa của tinh thần vượt khó hiếu học và tầm quan trọng của tinh thần đó với tuổi trẻ Việt Nam.
* Hướng dẫn lập dàn ý
-Nhan đề: Xả rác – Ý thức đáng lên án
- Dàn ý:
- Tình trạng môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng vì rác thải
- Liệt kê một số hành động “ Vứt rác bừa bãi”
VD: Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng bởi rất nhiều yếu tố: hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ nóng lên,… Một trong những nguyên nhân của sự xuống cấp của môi trường là do ý thức xả rác bừa bãi của một số bộ phận dân cư hiện nay
LĐ 1: Tình trạng vứt rác bừa bãi hiện nay
a. Vứt rác bừa bãi là gì?
Là việc vứt rác thải không đúng nơi quy định,
b. Nguyên nhân của hiện tượng vứt rác bừa bãi
- Nguyên nhân khách quan: Hệ thống chứa rác và xử lý rác chưa tiện lợi
- Nguyên nhân chủ quan : ý thức người dân kém
c. Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi:
- Tình trạng: rác thải tràn lan, không được xử lí tốt
- Hậu quả: môi trường ô nhiễm nghiêm trọng: làm chết nhiều loài động vật…
LĐ 2: Liên hệ bản thân
- Bản thân em đã từng vứt rác bừa bãi chưa? Lý do em hành động như thế? Cảm xúc của em như thế nào?
- Đề xuất 1 số biện pháp khắc phục:
+ Xử lí rác trước khi đưa ra môi trường
+ Hạn chế rác thải nhựa hay những rác thải khó phân hủy, khó thể phân hủy
+ Sử dụng những vật liệu có thể tái chế hoặc dễ phân hủy như lá, cỏ, thân cây, nhự vi sinh.
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân
+ Có những chế tài xử phạt thích đáng
- Khẳng định hành động vứt rác ra môi trường là sai
- Cần tích cực thay đổi ý thức bản thân và tuyền truyền tới mọi người
ĐỀ 1
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước ta, nhân dân ta, người đã cống hiến trọn đời mong cho dân tộc, nhân dân với mong muốn lớn nhất là dân giàu nước mạnh. Chính vì thế mà Bác chính là tấm gương để toàn thể người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ noi theo và tiến bộ hơn.
Bác Hồ vừa là nhà hoạt động cách mạng với mục tiêu lớn nhất là độc lập dân tộc vừa là danh nhân văn hóa thế giới. Đầu tiên, người đã trải qua những năm tháng hoạt động cách mạng đầy gian truân, thử thách, thậm chí là hiểm nguy tới tính mạng nhiều lần. Năm 1911, khi còn là một chàng thanh niên, người đã rời bến Nhà Rồng đến Pháp để tìm hướng đi cho dân tộc đang trong cảnh nô lệ lầm than. Lăn lộn hàng chục năm ở nước ngoài, làm đủ thứ nghề, từng không ít lần phải vào tù, người đã lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng hai đế quốc lớn trên thế giới, giành lại độc lập cho dân tộc, trọn vẹn cho non sống. Sau những năm tháng hoạt động cách mạng ấy, khi đất nước ta đã được độc lập, hình thành nên chế độ mới – chế độ dân chủ thì chính người- trên cương vị là chủ tịch nước đầu tiên, đã lèo lái con thuyền vận mệnh lịch sử của nước ta đi trên con đường mới với mục tiêu kiên định đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, người còn là một danh nhân văn hóa thế giới. Bác là một nhà văn, nhà thơ chính trị với nhiều tác phẩm: Nhật kí trong tù, Đường Kách Mệnh, Con rồng tre,… Tác phẩm của người không chỉ tạo được tiếng vang trong nước mà còn tạo được làn sóng ủng hộ của dư luận nước ngoài. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn là một nhà ngoại giao vô cùng xuất chúng. Những năm tháng phiêu bạt qua nhiều quốc gia để tìm đường cứu nước đã bồi đắp trong người những ngôn ngữ mới, những kiến thức về văn hóa, xã hội, con người của những vùng đất mới do vậy Hồ Chí Minh cũng là một số ít những vị chính khách thông thạo rất nhiều ngoại ngữ mà không cần đến sự giúp đỡ của phiên dịch viên khi tiếp đón các nguyên thủ quốc giá khác.
Không chỉ có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ, Bác Hồ còn là tấm gương đạo đức để mỗi chúng ta có thể học hỏi. Bác luôn khuyên răn các cán bộ, đồng chí và toàn dân đức tính tiết kiện, chăm chỉ, liêm khiết và chính trực, tuyệt đối không được có tư tưởng “tơ hào của dân một đồng”. Với thế hệ trẻ, Bác là tấm gương cho tinh thần “ Trung với nước, hiếu với dân” và tôn trọng, hợp tác quốc tế trên nền tảng hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau. Đó là những tiêu chuẩn cho thế hệ trẻ hiện nay để hoàn thiện bản thân và hướng tới sự hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Hồ Chí Minh- ba từ thân thương mà bất cứ người dân nào cũng thốt lên với sự tự hào khôn xiết. Cả cuộc đời người chỉ đau đáu với hai từ “dân” và “nước”. Đến cả lúc mất đi, trong di chúc của người vẫn mong muốn để lại muôn vàn tình yêu thương cho cả dân tộc và có lẽ với thế hệ trẻ thì di sản quý giá nhất mà người để lại là tấm gương đạo đức và lối sống. Từ đó em rút ra được những bài học cho mình như sau: cần biết chăm chỉ, cần cù, kiên trì, sống có định hướng, biết hòa nhập và có tính thần hợp tác quốc tế.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)