logo

Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

icon_facebook

Hướng dẫn soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan để giúp các em học sinh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới


Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (chi tiết)


I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Tác giả viết bài viết này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đề cập đến vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy?

Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

- Tác giả viết bài này vào tết năm 2001, khi đất nước cùng cả thế giới đang bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. Đó cũng là dấu mốc chuyển mình giữa thế kỉ cũ sang thế kỉ mới, giữa thiên niên kỉ cũ sang thiên niên kỉ mới.

- Bài viết đã đề cập đến vấn đề hệ trọng: chuẩn bị hành trang mang vào thế kỉ mới trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và sự giao thoa, hội nhập của các nền kinh tế đang tăng lên nhanh chóng.

- Ý nghĩa của vấn đề

(1) Ý nghĩa thời sự: Vấn đề ấy có ý nghĩa thời sự bởi đây đang ở trong thời điểm chuyển giao thế kỷ nên rất nóng và cấp thiết.

(2) Ý nghĩa lâu dài: bài viết còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước bởi vì bài viết ra đời trong hoàn cảnh bên cạnh những mặt mạnh thì đất nước ta cũng đang đối mặt với rất nhiều điểm hạn chế. Trong công cuộc hội nhập mạnh mẽ, việc nhận thấy ưu, hạn chế và chuẩn bị tốt những hành trang đầy đủ, toàn diện chính là sự tạo đà cho những bước tiến dài của dân tộc trong tương lai.

- Nhiệm vụ của đất nước, của thế hệ trẻ:

(1) Nhiệm vụ to lớn:

- Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.

- Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tiếp cận ngay nền kinh tế tri thức.

(2) Nhiệm vụ cấp bách:

- Lấp đầy lỗ hổng về khả năng thực hành và sáng tạo bởi lối “ học chay, học vẹt”

- Tỉ mỉ, kỉ luật, làm đúng quy trình.

- Đoàn kết

- Loại bỏ một số thói quen như: ích kỷ, kì thị kinh doanh, sung ngoại hoặc bài ngoại quá mức, khôn vặt,…

Câu 2. Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo lập luận của tác giả

1. MB: Phần chữ nhỏ: Nêu vấn đề

2. TB: 3 luận điểm chính

a. Bước đầu tiên và quan trọng nhất của việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới chính là sự chuẩn bị chắc chắn và toàn diện về con người.

- Nêu hoàn cảnh chung: thế giới và đất nước đang bước vào khoảnh khắc chuyển giao lịch sử.

- Rõ ràng thì trong hoàn cảnh lịch sử đó rất cần những sự chuẩn bị vững chắc mà sự chuẩn bị quan trọng nhất là con người. Phép liên hệ, so sánh giữa quá khứ và hiện tại được tác giả sử dụng rất hiệu quả để khẳng định từ cổ chí kim con người vẫn là nhân tố quan trọng nhất.

b. Hoàn cảnh hiện nay của thế giới và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

   - Nêu cụ thể bối cảnh hiện nay: công nghệ phát triển, kinh tế hội nhập

   - Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra: gồm 2 mục tiêu là cấp bách và trước mắt (đã phân tích trong câu này)

c. Điểm mạnh, yếu mà nước ta cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.

Tác giả không sử dụng cách viết đơn nhất mà lồng ghép giữa điểm mạnh và điểm yếu nhằm làm nổi bật điểm mạnh nhưng cũng từ đó mà nhấn mạnh những điểm yếu để phát hiện và khắc phục kịp thời.

- Thông minh >< Giỏi lý thuyết nhưng yếu thực hành, kém sáng tạo

- Cần cù, sáng tạo >< Thiếu tính kỉ luật, chuyên nghiệp, nghiêm túc

- Đoàn kết >< Có tính tị nạnh, so bì tiểu nông

- Hội nhập >< Tồn tại 1 số lối suy nghĩ bao cấp như kì thị kinh doanh, bài ngoại/sung ngoại quá mức, …

Câu 3. Trong bài này, tác giả cho rằng “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

Nhận định trên là đúng. Vì:

- Con người là nhân tố chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi dòng chảy lịch sử và chính con người cũng một phần để góp sức để kiến tạo nên lịch sử đó. Lịch sử sẽ không bao giờ phát triển nếu không có con người lao động, sản xuất từ đó có những sáng kiến nhằm cải tạo cuộc sống.

- Đặc biệt là trong nền kinh tế phát triển dựa trên trí tuệ, khoa học, kĩ thuật như hiện nay thì con người (đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao) lại càng có vai trò nổi bật. Tất cả mọi máy móc, công cụ, tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ đều vô nghĩa nếu không được bàn tay, khối óc con người sử dụng và biến nó thành vật dụng có ý nghĩa cho cuộc sống.

Câu 4. Tác giả nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào của người Việt Nam. Những điểm mạnh, yếu đó có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay?

Khi nêu ưu điểm và nhược điểm của con người Việt Nam, tác giả sử dụng cách viết xen kẽ và lồng ghép những ưu điểm và những nhược điểm với nhau nhằm thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chúng với nhiệm vụ đưa đất nước lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản, kiến thức thực hành => Bước vào nền kinh tế mới mà thiếu đi hai yếu tố này thì khó ứng dụng được trí thông minh vốn có đồng thời cũng rất khó để thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thưc biến đổi không ngừng.

- Cần cù, chịu khó, có khả năng sáng tạo nhưng thiếu sự tinh tế, tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương. Nếu có sáng tạo cũng chỉ là loay hoay cải tiến, làm tắt chứ không phải cải tiến cả quy trình trên diện rộng => Khó thích ứng với nền công nghệ cao và khó phát triển bền vững, lâu dài.

- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhưng chỉ thường phát huy vào thời chiến tranh, lúc đất nước có ngoại xâm đồng thời lại cũng thường đố kị nhau trong làm ăn => khó làm ăn lớn, phát triển bền vững và lâu dài.

- Tính thích ứng nhanh nhưng thói quen, nếp nghĩ có nhiều hạn chế, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tính bao cấp, rất sùng ngoại nhưng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, không đặt chữ “tín” lên hàng đầu, coi trọng cái lợi trước mắt mà khôn vặt  => khó phát triển về lâu dài.

Câu 5. Những nhận xét của tác giả có gì giống và khác so với những gì em đã học và đọc trong các tác phẩm nói về phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam? Thái độ của tác giả khi nêu những nhận xét này?

- Những nhận xét của tác giả so với các tác phẩm nói về phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam:

+ Giống: Đều ca ngợi những phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam qua bao đời nay: siêng năng, cần cù, chịu khó, thông minh, ham học hỏi, không ngại khó ngại khổ

+ Khác:

  • Các bài viết trước đây chỉ tập trung ca ngợi điểm mạnh, điểm tốt chứ ít khi chỉ ra mặt khuyết điểm, hạn chế. Phần lớn là những tác phẩm ca dao, hò vè, cổ tích chuyên ngợi ca vẻ đẹp cần cù, chịu thương chịu khó của những người nông dân hay những tác phẩm thơ văn khắc họa vẻ đẹp quật cường, dũng cảm con người Việt thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
  • Khác với các bài viết thông thường, trong bài viết này tác giả không ca ngợi một chiều, tuyệt đối hóa vẻ đẹp cũng không chỉ toàn phê phán một cách cực đoan mà cần nhìn nhận điểm mạnh cũng như những điểm yếu của người Việt Nam trong quan hệ với mọi người, với công việc, trong yêu cầu của sự phát triển chung xã hội. Đó là cách đánh giá khách quan, công bằng và toàn diện.

- Thái độ tác giả

 Đó là sự đánh giá rất khách quan và khoa học lại rất toàn diện

+ Nhận xét này xuất phát từ quãng đời hoạt động chính trị, gần gũi nhân dân và có cách kiến giải sâu sắc về tình hình đất nước và xã hội của chính khách.

+ Nhận xét này còn xuất phát từ thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng đắn, chân thực, ý thức được những mặt ưu điểm cũng như khuyết điểm của mình để phát huy hoặc sửa đổi chứ không hề có ý bôi nhọ hay trù dập ai.

=> Thái độ rất khách quan, trách nhiệm và cầu tiến, biết nhìn xa trông rộng

 Câu 6. Tìm các thành ngữ, tục ngữ trong văn bản và cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng

- Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ: "nước đến chân mới nhảy", "trâu buộc ghét trâu ăn", "liệu cơm gắp mắm", "bóc ngắn cắn dài"...

- Ý nghĩa: Việc sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian như vậy có những ý nghĩa sau

+ Tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc. Đây đều là những thành ngữ quen thuộc trong vốn ngôn ngữ tiếng Việt, được sử dụng rất nhiều trong đời sống, ai cũng có thể hiểu được.

+ Tạo màu sắc dân tộc cho bài viết

+ Tăng tính linh hoạt cho cách dùng từ.


II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Nêu một số dẫn chứng thực tế trong xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam như nhận định của tác giả.

VD:

- Nhà trường: học sinh Việt Nam rất hiếu học, chăm chỉ, thành tích cao nhưng thiếu tính sáng tạo, không giỏi thực hành. Bên cạnh đó, một số tập thể rất đoàn kết nhưng cũng có sự chia rẽ do ganh đua, tị nạnh nhau về thành tích học tập

- Xã hội: công nhân Việt Nam thiếu tính sáng tạo, không tuân thủ nghiêm quy chế công ty và quy trình làm việc, thích “ đi muộn về sớm”,…

Câu 2. Liên hệ bản thân

    Dựa trên những mặt mạnh và yếu của người Việt Nam đã phân tích, học sinh tự liên hệ bản thân mình.


Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (hay nhất)

Dân tộc Việt Nam luôn nổi tiếng với những phẩm chất đáng quý, tuy nhiên chúng ta không tránh khỏi những khuyết điểm. Vì vậy, trong văn bản này, tác giả đưa ra những hành trang cần thiết để nhìn nhận những khuyết điểm từ đó thay đổi để chúng ta bước vào thế kỉ mới một cách tốt nhất.

Câu 1. Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề này? Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay?

 Bài viết này được viết vào đầu 2001, khi đất nước ta đang cùng toàn nhân loại bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. Như bình thường, sau một thời gian dài chuẩn bị bước vào một chặng đường mới người ta thường nhìn lại, kiểm điểm lại mình trên chặng đường đã qua và chuẩn bị hành trang cho những chặng đường mới. Đây là thời điểm chuyển giao thời gian ở đây đặc biệt, đó là sự chuyển giao của hai thế kỉ, hai thiên niên kỷ. Riêng đối với dân tộc ta thì thời điểm này càng có ý nghĩa quan trọng: Công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối XX đã đạt được những thành quả bước đầu và chúng ta đang tiến sang thế kỉ XXI với mục tiêu phấn đấu cao hơn, giải quyết nhiệm vụ cơ bản là trở thành nước Công nghiệp vào năm 2020.

Câu 2. Hãy đọc lại cả bài tập và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

*) Luận điểm: Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới

Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới quan trọng nhất là sự chuẩn bị của bản thân

Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thời kì mới

Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ.

Câu 3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân và con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

Điều này đúng vì từ bao đời nay con người luôn là động lực phát triển của lịch sử

Trong nền kinh tế trí thức, hay bất kì nền kinh tế nào vai trò của con người đóng vai trò quan trọng hơn tất cả.

 Câu 4. Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

Điểm mạnh: Thông minh, nhạy bén, cần cù, sáng tạo, đoàn kết yêu thương nhau

Điểm yếu:

+ Kiến thức bị hổng -> chạy theo những thói thời thượng

+ Thực hành, sáng tạo bị hạn chế -> Học chay, học vẹt

+ Thiếu tỉ mỉ -> Cho rằng mình luôn tháo vát

+ Nước đến chân mới nhảy -> Chịu ảnh hưởng của lối sống sản xuất nhỏ, tự do thoải mái đã quen.

Câu 5. Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và các bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều mà em đã đọc được trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?

 Từ trước tới nay khi nói đến phẩm chất và tính cách của con người Việt Nam chúng ta thường nói về những điều hay, điều tốt đẹp đó là một quan điểm bình thường. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung nói đến những điều hay, điều tốt thì chúng ta sẽ mãi không nhìn nhận thấy nhược điểm của mình. Từ đó sẽ không hiểu đúng về dân tộc mình, hay chính bản thân mình, dẫn đến hiện tượng tự thỏa mãn, không chịu học hỏi, không chịu rút kinh nghiệm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển của đất nước

 Ở đây tác giả nhìn vào nhược điểm, khắc phục những cái yếu, cái xấu, phát huy cái mạnh, sự tiến bộ, tôn trọng sự thật và luôn khách quan.

 Câu 6. Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.

“Nước đến chân mới nhảy”: Ý nói sự làm việc không có kế hoạch, hay chủ quan khinh địch, không có trách nhiệm, thường ít nghĩ đến hậu quả

“Trâu buộc ghét trâu ăn”: Đó là sự đố kị, ghen ghét với người có thành tích hay có cái gì đó hay hơn mình, thể hiện sự ích kỉ.

“Bóc ngắn, cắn dài”: Chỉ những người kiếm được ít nhưng lại tiêu nhiều, hoang phí.

*) Tổng kết: Qua tác phẩm, tác giả mong muốn sự rèn luyện tốt từ chúng ta, những người dân đất Việt. Chúng ta cần phát triển những điểm mạnh, nhìn nhận được những khuyết điểm, những điểm yếu để khắc phục từ đó đi lên phát triển. 


Tổng kết bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads