logo

Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (Tiếp)

icon_facebook

Soạn bài: Tổng kết về từ vựng - tiếp (Chi tiết)


I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

Câu 1. Trả lời câu hỏi

 Soạn bài Tổng kết về từ vựng (Tiếp) | Soạn văn 9

Câu 2. Tìm dẫn chứng

- “Giáo” mở rộng bằng cách phát triển nghĩa của từ như giáo lý, giáo dục, giáo chức, giáo huấn, giáo viên, giáo điều,…

- “Kinh tế” mở rộng bằng cách phát triển nghĩa của từ

+ Trước đây kinh tế có nghĩa là “kinh bang tế thế” tức là hành động trị nước cứu đời của các trang anh hùng.

+ Bây giờ kinh tế có nghĩa là hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nhằm thu lại nguồn vốn và tạo ra lợi nhuận để làm giàu.

 Câu 3. Không ngôn ngữ mà chỉ có thể phát triển bằng cách phát triển số lượng từ

Lý do

- Có những từ chỉ có 1 nghĩa duy nhất, không có nghĩa bóng, nghĩa chuyển,…

- Ngôn ngữ của 1 dân tộc hay 1 vùng miền đều có sự hạn chế riêng do đó không tạo từ mới hay không đi vay mượn thì vốn từ sẽ rất nghèo nàn.

- Nhip sống xã hội vận động nhanh nên nhu cầu giao tiếp, trao đổi của con người sẽ ngày càng nhiều hơn.


 II. TỪ MƯỢN

Câu 1. Khái niệm

Từ mượn là những từ vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài

Câu 2. Chọn nhận định đúng

Đáp án c vì đây là đáp án mang tính khách quan và hợp với thực tế nhất

 Câu 3. So sánh

- Những từ săm, lốp, (bếp) ga, xăng đều là những từ mượn đã Việt hóa hoàn toàn và nhân dân ta sử dụng nó như chính tiếng Việt của mình vậy nên rất dễ phát âm.

- Những từ axit, ra-đi-ô, vi-ta-min,… chỉ là từ phiên âm từ tiếng nguyên gốc nên có hiện tượng là mỗi người phát âm 1 kiểu.


 III. TỪ HÁN VIỆT

Câu 1. Khái niệm

Từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng đã được Việt hóa

Câu 2. Quan niệm nào đúng

Đáp án B


IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1. Khái niệm

- Thuật ngữ là những từ dùng để chỉ các khái niệm hoặc tính chất liên quan đến chuyên ngành khoa học - kĩ thuật, xuất hiện nhiều trong các văn bản, báo cáo, tạp chí khoa học, công nghệ

- Biệt ngữ xã hội là những từ được một tầng lớp nhất định trong xã hội thường xuyên dùng.

Câu 2. Vai trò của thuật ngữ

- Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay thì các thuật ngữ lại càng có vai trò quan trọng. Nó giúp chúng ta nắm bắt được bản chất của vấn đề đang được nghiên cứu và bắt kịp được sự vận động của thời đại.

 Giúp chúng ta nắm bắt và tiếp thu vấn đề 1 cách logic, chính xác.

Câu 3. Liệt kê 1 số biệt ngữ

- Biệt ngữ của học sinh: cúp học, ăn trứng ngỗng, …

- Biệt ngữ trong kinh doanh: trúng quả, …


 V. TRAU DỒI VỐN TỪ

Câu 1. Các hình thức trau dồi vốn từ

- Nắm bắt nghĩa của từ và cách dùng từ.

- Tìm kiếm, sáng tạo các cách dùng từ mới

Câu 2. Giải thích

- Bách khoa toàn thư: là từ điển cỡ lớn chứa đựng đầy đủ những kiến thức về các ngành

- Bảo hộ mậu dịch: bảo vệ hàng nội địa trước sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại.

- Dự thảo: đề ra bản dự thảo chờ thông qua.

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện của một quốc gia ở nước ngoài để phục vụ giao lưu, kết nối chính trị, bảo vệ công dân mình tại nước sở tại,…

- Hậu duệ: con cháu của người đã khuất

- Khẩu khí: khí phách, uy dũng thể hiện qua lời nói

- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.

Câu 3. Sửa lỗi

a, béo bổ → béo bở.

b, đạm bạc → tệ bạc.

c, tấp nập → tới tấp.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads