Câu 1. Bảng thống kê
STT |
TÊN TÁC PHẨM |
TÁC GIẢ |
NỘI DUNG |
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT |
1 |
Chuyện người con gái Nam Xương |
Nguyễn Dữ |
Tác phẩm phản ánh được số phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội nam quyền đồng thời lên tiếng bênh vực khát khao hạnh phúc mãnh liệt của họ |
-Yếu tố hoang đường kì ảo - Miêu tả tâm lý nhân vật
|
2 |
Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14 |
Ngô gia văn phái |
Khắc họa hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ với óc tổ chức và dũng khí đã chiến thắng oanh liệt trong trận chiến chống quân Thanh đồng thời khắc họa số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. |
-Miêu tả nhân vật thông qua hành động, cử chỉ -Nghệ thuật trùng điệp, … |
3 |
Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) |
Nguyễn Du |
Kiều Vân mỗi người một vẻ đẹp nhưng đằng sau sắc nước hương trời ấy đã ngầm dự báo số phận và chặng đường đời sau này của mỗi người. |
- Bút pháp ước lệ - Sử dụng nhiều thành ngữ, … - Thể thơ lục bát truyền thống - Ẩn dụ, nhân hóa,… |
4 |
Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) |
Nguyễn Du |
Bức tranh thiên trong sáng và cảnh lễ hội nhộn nhịp ngày xuân. |
-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình -Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ -Thể thơ lục bát mang màu sắc dân tộc. |
5 |
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) |
Nguyễn Du |
Hoàn cảnh đáng thương và tâm trạng nhớ nhung, xót xa của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
|
-Kết hợp bút pháp tả cảnh ngụ tình cùng với phân tích từng lớp nội tâm nhân vật. - Thể thơ lục bát truyền thống
|
6 |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) |
Nguyễn Đình Chiểu |
Đoạn trích tái hiện lại hình ảnh người anh hùng Lục Vân Tiên vì nghĩa xả thân, cứu giúp người bị nạn ven đường. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của trang quân tử. Đó cũng là khát vọng và quan điểm xuyên suốt cuộc đời làm nghệ thuật của tác giả
|
-Chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động, lời nói -Thể thơ lục bát mang màu sắc truyền thống của dân tộc -Ngôn ngữ thơ mộc mạc đậm chất Nam Bộ
. |
Câu 2. Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và đoạn trích Truyện Kiều
* Vẻ đẹp:
- Chuyện người con gái Nam Xương: Vũ Nương mang đầy đủ vẻ đẹp “Công, dung, ngôn, hạnh” của người phụ nữ Việt Nam
+ Nàng hết mực yêu thương chồng con, lo lắng khi chồng phải chinh chiến nơi biên ải. Nàng chẳng mong chồng được áo gầm vinh quy chỉ mong ngày về chồng mình vẫn mang theo hai chữ bình yên
+ Biết tính chồng nên nàng luôn hết mực giữ mình để vợ chồng không bao giờ thất hòa
+ Ngày chồng đi, nàng ở nhà đảm nhận hết tất cả, hết mực hiếu thảo với mẹ chồng và chăm con nhỏ
+ Là người phụ nữ giàu lòng tự trọng, thà chết chứ không chịu điều tiếng ô nhục.
- Trong đoạn trích Truyện Kiều: Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều là sự kết hợp hài hòa giữa tài và sắc.
+ Thúy Kiều
+ Thúy Vân
* Số phận nhiều bi kịch
- Vũ Nương
+ Bi kịch đầu tiên của Vũ Nương là do chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra. Vì chiến tranh mà gia đình ly tán, vợ xa chồng, mẹ xa con và đứa con nàng sinh ra cũng chưa một lần được gặp cha. Chính bởi khoảng cách đó mà cuộc thất hòa và thói ghen tuông của Trương Sinh mới được bùng lên.
+ Bi kịch thứ hai mà Vũ Nương gặp phải là thói ghen tuông vô cớ của chồng và xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho những người phụ nữ chân yếu tay mềm như nàng không thể có tiếng nói. Nàng không còn cách nào để bảo vệ phẩm tiết ngoại trừ cái chết. Và rồi Vũ Nương dù có được giải oan thì mãi mãi cũng không thể trở về dương gian để đoàn tụ cùng gia đình được nữa.
- Thúy Kiều
+ Vẻ đẹp của nàng khiến trời ghen đất hờn đã dự báo được những gian truân trên đường đời sau này mà nàng sẽ gặp phải
+ Đúng như vậy, mười lăm năm đoạn trường “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần” khiến nàng chết đi sống lại bao nhiêu lần. Cuộc đời nàng vốn chỉ nhiều tủi nhục và đớn đau.
Câu 3. Bộ mặt giai cấp thối nát qua những tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Mã Giám Sinh mua Kiều
- Vua chúa ăn chơi sa đọa, không thiết chuyện triều chính mà chỉ lo săn tìm thú vui trân cầm dị thảo. Lối sống trác tang ngày qua ngày ảnh hưởng sâu sắc đến nhân dân.
- Quan lại đều là lũ xu nịnh, chỉ biết ton hót và xu nịnh để làm đẹp lòng vua rồi âm thâm sau lưng vơ vét của cải, nhũng nhiễu nhân dân.
- Cuộc sống nhân dân đã nghèo khổ nay lại càng lầm than.
- Tất cả những biểu hiện trên đều dự báo sự suy tần và dần dần sụp đổ của cả một triều đại.
- Bộ mặt của những kẻ bán nước hại dân, cõng rắn cắn gà nhà. Bám đít ngoại bang cầu yên ổn và khư khư giữ lấy vương quyền cho bản thân là hành động phản bội dân tộc, phản bội nhân dân,…
- Dung mạo trần tục, hành động ti tiện, khiếm nhã đã nói lên được con người và nhân cách thấp hèn của Mã Giám Sinh
- Mã Giám Sinh cũng là hiện thân cho xã hội đồng tiền vô cùng thối nát, chà đạp lên nhân phẩm con người.
Câu 4. Phân tích 1 số nhân vật
Hình tượng anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
- Trí tuệ thông minh, sáng suốt. Mang thiên chất của vị tướng lĩnh có tầm nhìn xa trông rộng, biết nhìn người và nắm bắt nhanh nhạy thời cơ. Chính điều này khiến ông có thể nhanh chóng chớp thời cơ để tấn công quân địch bất ngờ, đánh tan 20 vạn quân Thanh và bè lũ bán nước.
- Vẻ đẹp dũng mãnh của một vị tướng khi ra trận
- Hình tượng đó có khi được khắc họa gián tiếp qua sự thảm bại của quân Thanh: thây chất thành núi, máu cháy thành sông,… => Trong khi bè lũ Lê Chiêu Thống còn run sợ thì Nguyễn Huệ giống như vị thiên tướng oai phong lẫm liệt đánh đến mức giặc chẳng còn một mảnh giáp. Tạo nên hình ảnh người anh hùng có một không hai trong lịch sử.
Câu 5. Nêu những nét chính về Nguyễn Du
- Sinh năm 1765, mất năm 1820
- Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên
- Quê quán ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
- Nền tảng gia đình
+ Cha và anh đều có học vị vô cùng cao, làm quan trong triều đình, hưởng nhiều bổng lộc phú quý
+ Gia đình có truyền thống lâu đời về văn học
- Thời đại: Nguyễn Du trải qua nhiều biến thiên của thời đại, trải qua nhiều thời vua. Chiến loạn liên miên.
- Cuộc đời:
+ Mồ côi năm 10 tuổi
+ Cũng có những lúc sa cơ thất thế phải về quê vợ nương náu. Những giai đoạn này ông có cơ hội được gần gũi và tiếp thu nhiều hơn với cuộc sống lao động. Đó là chất liệu nghệ thuật được chưng cất từ cuộc sống mà Nguyễn Du không ít lần đưa vào tác phẩm Truyện Kiều.
+ Từng đi sứ Trung Quốc
Câu 6. Phân tích giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều
- Ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Vẻ đẹp ở đây có thể là vẻ đẹp ngoại hình “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”, “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, vẻ đẹp cũng có thể là vẻ đẹp của tâm hồn, của tài năng.
- Ca ngợi và bênh vực khát vọng sống của con người dù là trong những hoàn cảnh bi đát nhất. Chính bởi thế mà Nguyễn Du từng có quan niệm về chữ trinh được nhận định là vượt trước thời đại, thậm chí hậu thế đời nay cũng chưa chắc đã có tư tưởng mở như ông “ lấy hiếu làm trinh”
- Xót xa, bênh vực cho những bi kịch truân chuyên của người phụ nữ trong xã hội phong kiến coi trọng nam quyền, bất nhân tàn độc
- Lên tiếng tố cáo, lên án những thế lực bạo tàn trong xã hội chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ.
Câu 7. Phân tích thành công nghệ thuật của Truyện Kiều
- Dùng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật
+ Dùng chủ yếu là bút pháp ước lệ tượng trưng, vẽ mây nẩy trăng
+ Tả cảnh ngụ tình
+ Khắc họa nhân vật thông qua hành động và lời nói
- Nghệ thuật tả cảnh
+ Ước lệ, dùng nhiều điển tích điển cố
+ Tả cảnh ngụ tình
+ Thường lấy thiên nhiên để bật nổi cuộc đời, tâm trạng của con người.
- Hình ảnh:
+ Dùng nhiều hình ảnh giản dị của dân tộc
+ Chọn lọc những điển tích điển cố quen thuộc
- Ngôn ngữ: vừa trau chuốt tinh tế lại vừa giản dị, mộc mạc.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)