logo

Soạn bài: Bếp lửa (siêu ngắn)

icon_facebook

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Bếp lửa siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 9 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất. 


Soạn bài: Bếp lửa (siêu ngắn gọn)


Bố cục:

- Phần 1 (khổ 1): Nỗi nhớ thương bà trỗi dậy trong cháu qua hình ảnh bếp lửa

- Phần 2 (4 khổ tiếp): Những kí ức tuổi thơ bên bà trong lòng cháu

- Phần 3 (2 khổ tiếp): Tình cảm, suy nghĩa thiết tha của cháu dành cho bà

- Phần 4 (khổ cuối): Niềm thương lớn lao và trách nhiệm của cháu với đất nước, với quê hương, với bà


Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1 

+ Bài thơ là lời tâm tình của người cháu đang ở xa quê nhớ về bà về những hy sinh và yêu thương mà bà đã dành cho cháu.

+ Bố cục: (như trên)

Câu 2

- Qua hồi tưởng của tác giả, những kỉ niệm về bà cháu được gợi lại đầy xúc động:

    + Năm 1945, khi tác giả lên 4, đời sống xã hội khó khăn, nạn đói diễn ra trầm trọng: bố phải đi đánh xe vất vả đến gầy còm, cháu ở nhà cùng bà quen với mùi khói bếp

    + Cha mẹ đi công tác, cháu ở nhà với bà suốt tám năm ròng: những kỉ niệm về câu chuyện bà kể, những ngày bà dạy cháu học hành, dạy cháu làm việc, chỉ bảo cho cháu từng li, từng tí

    + Những ngày giặc đốt làng tàn lụi, cháu cùng bà dựng lại túp lều tranh để ở, dặn dò cháu chớ kể chuyện khó khăn để bố yên tâm công tác

    + Bà cùng cháu ngày đêm vẫn nhen nhóm ngọn lửa của tình thương, của sự ấm áp và của niềm hy vọng

- Bài thơ kết hợp các yếu tố:

+ Biểu cảm: thể hiện tình cảm lớn lao của cháu dành cho bà, những yêu thương của bà quan tâm, săn sóc đứa cháu nhỏ, những kỉ niệm hồi tưởng trong niềm xúc động mãnh liệt của tác giả

 + Miêu tả: Tả hình ảnh bếp lửa: chờn vờn trong sương sớm; tả hình ảnh bố: đi đánh xe khô rạc ngựa gầy: tả cảnh làng đói, làng bị đốt: Làng cháy tàn cháy rụi; tả hình ảnh bà cặm cụi, tần tảo,…

 + Bình luận, tự sự: kể lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ cùng bà, bình luận về hình ảnh bếp lửa kì lạ và thiêng liêng

Tác dụng: Sự kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, bình luận, giúp khắc họa hình ảnh người bà cụ thể, sinh động, giàu sức biểu cảm. Khơi gợi cảm xúc, những tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn của người đọc, người nghe. Đồng thời, giúp văn bản chứa đựng nhiều ý nghĩa, tầng sâu triết lí.

Câu 3 

Phân tích hình ảnh bếp lửa:

 + Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ được nhắc tới 10 lần

 + Khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa cháu lại nhớ đến bà vì hình ảnh bếp lửa gắn liền với cuộc đời bà, gắn liền với tình thương của bà trong kí ức cháu.

 + Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa:

- Gợi kỉ niệm, gợi tình bà cháu

- Bếp lửa trở thành biểu tượng của tình thương, tình thân

=> Bếp lửa là hình ảnh bình dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, thiêng liêng đến lạ kỳ.

Câu 4 

Trong hai câu này, tác giả sử dụng từ “ngọn lửa” thay cho “bếp lửa”. Vì:

+ Nó mang ý nghĩa khái quát hơn, ngọn lửa ấy không chỉ là ngọn lửa bình thường mà nó nhen nhóm cả tình thương, cả niềm hy vọng và niềm tin, ngọn lửa như tấm lòng bà vậy luôn ấm áp và rực cháy sự yêu thương.

+ Ngọn lửa ấy mãi bừng sáng, tình yêu thương ấy mãi tồn tại, là niềm tin, là động lưc cho thế hệ sau trưởng thành, tiếp nối tình yêu ấy.

 Câu 5 

+ Qua bài thơ, tình cảm bà cháu được thể hiện thật nhẹ nhàng, bình dị mà ấm áp, thấm đẫm những yêu thương lớn lao. Đối với cháu, bà mãi là điểm tựa, dẫu có đi xa xôi, sau có cách trở về khoảng cách địa lý và thời gian dài không gần gũi thì tình cảm cháu dành cho bà, sự biết ơn, kính trọng vẫn vẹn nguyên như trước. Vời bà, cháu là đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời, bà ân cần chăm sóc dạy bảo cháu, thay thế bố mẹ bảo ban cháu học hành.

+ Tình cảm cháu dành cho bà còn gắn liền với tình yêu làng xóm, yêu quê hương, tổ quốc, yêu những điều bình dị của tuổi thơ.

Các bài viết liên quan bài Bếp lửa:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads