logo

Soạn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự (siêu ngắn)


I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Đọc các đoạn trích đã dẫn

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

a) Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận:

- Đoạn trích (a):

 + Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn

 + Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu?

 + Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

- Đoạn trích (b):

 + Lập luận của Kiều: là những lời lẽ khinh bỉ, luận tội Hoạn Thư:

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.

+ Lập luận của Hoạn Thư: Lý lẽ giảm tội trang của mình, nhận lỗi và xin tha tội:

               ./ Rằng: “Tôi chút phận đàn bà

          Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

               ./ Lòng riêng riêng những kính yêu

           Chồng chung chưa dễ ai chừa cho ai

 b) Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn tự sự:

+ Giúp nhân vật bộc lộ rõ được suy nghĩ, đưa ra ý kiến của mình bằng cách lập luận

+ Khắc họa được tính cách nhân vật qua lý lẽ họ thể hiện

+ Câu chuyện thêm phần triết lý, sâu sắc, gây xúc cảm và thuyết phục người đọc, người nghe


Luyện tập

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

+ Lời văn trong đoạn trích a) trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là lời của ông Giáo

+ Ông giáo đang đưa ra những lý lẽ sâu sắc để thuyết phục chính mình rằng vợ của ông không hề ác, chỉ là những khổ cực, lo lắng tủn mụn của đời sống mà khiến người vợ trở nên ích kỷ mà thôi. Từ đó, ông tin rằng vợ ông chỉ đáng buồn chứ không đáng giận

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Kiều đã nghe những lời lẽ trong lập luận của Hoạn Thư, cuối cùng cũng phải thốt lên rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Trình tự lập luận của Hoạn Thư:

- Cũng như bao người đàn bà khác, chẳng dễ gì ai muốn chịu cảnh chồng chung, bởi vậy, ghen tuông là điều thường tình.

+ Hoạn Thư và Kiều trở thành những người cùng cảnh ngộ: chịu kiếp”chồng chung”

+ Biến kẻ tội đồ thành một nạn nhân của chế độ: ”Trai năm thê bảy thiếp, gái chuyên chính một chồng”

- Kể lại chuyện xưa, Hoạn Thư cũng từng nương tay để Kiều lên gác viết kinh, không đuổi theo khi Kiều chạy trốn

- Thể hiện niềm tôn trọng nhân cách của Kiều

- Thực tâm nhận lỗi và cầu xin sự rộng lượng từ Kiều

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads