logo

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của tác giả Nguyễn Đình Chiểu giúp các bạn hiểu được về con người cũng như khát vọng làm việc nghĩa của hai nhân vật chính trong truyện. Để giúp các bạn có hiểu sâu hơn Top gửi tới các bạn 2 cách soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga


Cách 1 Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chi tiết nhất

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Soạn văn 9

Câu 1. Xác định kiểu kết cấu truyền thông và ý nghĩa

* Kết cấu truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên:

- Cốt truyện xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính với những thăng trầm, biến động và cả cái kết có hậu

- Truyện được viết theo lối chương hồi.

- Motip tình huống truyện quen thuộc: đang sống yên bình – bỗng nhiên gặp nạn – cứu nguy – trả ơn.

 * Ý nghĩa của kết cấu đó:

- Nhằm giáo huấn con người đạo lí sống ân tình ân nghĩa, có ơn phải trả.

- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, giúp người lâm nguy bằng tinh thần vô tư, không mong được đền đáp. Đó mới là phong thái và nghĩa khí anh hùng.

- Khẳng định niềm tin rằng lẽ phải và tình yêu thương vẫn luôn tồn tại trên đời và không bao giờ bị lấn át bởi cái xấu xa, đê tiện.

 Câu 2. Phân tích Lục Vân Tiên

  • Khi đánh cướp

    + Dũng cảm, dám xả thân vì nghĩa “bẻ cây làm gậy, xông vô, tả đột hữu xung, dẹp rồi lũ kiến chòm ong”

 + Cách miêu tả:  động từ mạnh, biện pháp so sánh, thành ngữ, nhịp thơ nhanh nhấn mạnh sức mạnh và tinh thần chiến đấu anh hùng của Lục Văn Tiên. Chàng hiện ra như một danh tướng dũng mãnh, tài năng với tư thế chủ động đánh nhanh liên tiếp, áp đảo quân thù. Giọng nói cương nghị, mang tính răn đe cùng hành động dứt khoát khiến Lục Vân Tiên thoắt biến thành người tráng sĩ anh hùng vì dân mà dẹp loạn. 

  • Khi trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga

- Hỏi han một cách ân cần : “Hỏi ai than khóc ở trong xe này”, trấn an người gặp nạn “ tôi đã trừ dòng lâu la”

- Người có cách cư xử tế nhị, có văn hóa theo quan điểm của đạo đức lễ giáo phong kiến. Biết Kiều Nguyệt Nga là phận nữ nhi, tuy vừa trải qua cơn nguy biến nhưng Lục Vân Tiên vẫn không quên giữ đúng lễ giáo “ khoan khoan ngồi đó chớ ra” => chứng tỏ chàng là người tinh tế và được giáo dục đầy đủ.

- Hỏi han kĩ càng nhằm tìm cách giúp đỡ: tên họ, vị trí, danh phận, lý do gặp phải nạn

- Hành động vô tư, hòa hiệp đúng chuẩn một trang quân tử anh hùng.

=> Ở phân cảnh này, Lục Vân Tiên rũ bỏ hình ảnh trang hiệp sĩ dũng mãnh, cương quyết mà trở thành trang hảo hán hào hoa, giúp đỡ người bị nạn hết sức nhiệt thành.

=> Hình tượng Lục Vân Tiên mang vẻ đẹp của người anh hùng quả cảm, khí khái, trọng nghĩa khinh tà, sẵn sàng xả thân để trừ gian diệt ác, cứu giúp người lương thiện. Đây cũng là hiện thân của lý tưởng nhân nghĩa, là motip anh hùng mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu.

 * Khi được Kiều Nguyệt Nga bày tỏ nguyện vọng báo đáp ân đức:

- Bày tỏ chính kiến “làm ơn há để cho người trả ơn”, không cần phải “tính thiệt so hơn” => phong cách khí khái, xem nhẹ danh lợi. Giúp người bởi cốt cách anh hùng chứ không phải mong chờ sự trả ơn. Tấm lòng thiện lương không chút mảy may tính toán.

- Bày tỏ quan điểm về người anh hùng “kiến nghĩa bất vi” thì “làm người thế ấy cũng phi anh hùng” => Anh hùng chân chính là người thấy việc nghĩa phải làm, thấy việc tà phải chống. Không vì danh lợi mà làm trái với lương tâm. Không vì cường quyền hay uy vũ mà chấp nhận khuất phục. => Đó cũng là quan điểm về người anh hùng mà nhà thơ muốn gửi gắm.

 Câu 3. Phân tích Kiều Nguyệt Nga

- Hoàn cảnh: Là tiểu thư khuê các vốn quen với cuộc sống êm đêm, nay bị lâm nạn nhưng lại được trang anh hùng cứu giúp

- Qua lời trao đổi giữa nàng và Lục Vân Tiên:

+ Nàng là người con hiếu thảo, vâng lời cha vượt đường xá xa xôi để thực hiện hôn ước “là con đâu dám cãi cha / đường xa cũng đành”

+ Trọng ân tình: Thấu hiểu rằng nhờ có sự giúp đỡ của Lục Vân Tiên mà tấm thân “liễu yếu đào tơ” như nàng mới vượt qua cơn nguy nạn, giữ vững phẩm hạnh, tiết giá “Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”

+ Hành động, lời nói hết sức phải phép:

  • Gọi Lục Vân Tiên là “quân tử”, xưng là “tiện thiếp”
  • Mời “trước xe tạm ngồi” để thực hiện đúng bổn phận của kẻ chịu ơn “lạy rồi sẽ thưa”
  • Trình bày hoàn cảnh “Hà Khê qua đó cũng gần”, mời Lục Vân Tiên cùng nàng đến đó để nàng có thể đền đáp công lao bởi hoàn cảnh bây giờ “ của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không” nên chẳng thể “ lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi” => áy náy vì hoàn cảnh đương lúc nguy khốn nên chẳng thể báo đáp ân công.

⇒ Kiều Nguyệt Nga là một cô gái có tâm hồn trong sáng, nết na, sống có trước có sau, biết trọng ân tình.

 Câu 4. Nhân vật trong truyện chủ yếu được miêu tả qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Truyện này thuộc kiểu truyện nào?

- Các nhân vật trong tác phẩm được miêu tả chủ yếu thông qua hành động, cử chỉ ( Lục Vân Tiên; hành động đánh giặc, hỏi han người bị nạn / Kiều Nguyệt Nga: lời nói trần tình, hành động báo ơn) qua đó làm nổi bật tích cách, tâm hồn nhân vật.

- Qua đó, có thể thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện Nôm khuyết danh và thể loại truyện kể dân gian.

 Câu 5. Nhận xét ngôn ngữ

- Lỡi lẽ của Lục Vân Tiên với kẻ ác thì thẳng thắn, cảnh cáo, uy dũng còn với người gặp nạn thì ân cần hỏi han, lịch sự, giữ đúng khuôn phép lễ nghĩa

- Lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga thì dịu dàng, lễ phép, chuẩn mực

- Lời lẽ của Phong Lai thì ngông nghênh, thể hiện bản chất hiểm ác


Cách 2 Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay nhất

Lục Vân Tiên là câu truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu luôn đề cao tình thần trượng nghĩa, sẵn sàng cứu giúp người gặp khó khăn, nguy cấp. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một biểu hiện cho đạo lý làm người mà Nguyễn Đình Chiểu muốn truyền đạt.

Câu 1. Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong Truyện Lục Vân Tiên? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?

- Là tác phẩm có nhiều yếu tố tự truyện, có sự trùng hợp giữa cuộc đời của nhà thơ với cuộc đời nhân vật, tác giả đã dùng ngay một số sự việc của đời mình để xây dựng câu chuyện và nhân vật nhưng kết chuyện Lục Vân Tiên sáng mắt, thi đỗ thắng giặc, gặp lại và cùng Kiều Nguyệt Nga hưởng hạnh phúc, hoàn toàn ngược lại với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu.

- Kiểu kết cấu ước lệ , gần như thành khuôn mẫu. Đối với thể loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy những sự bất công vô lý, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta, ở hiền thì gặp lành, chính nghĩa luôn thắng gian tà.

Câu 2. Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.

- Lục Vân Tiên là người tài giỏi, cứu thoát người khỏi tình huống hiểm nghèo, không màng gì đến tính mạng, một mình quyết xông vào vì dân diệt ác. “Vân Tiên ghé lại bên đàng … xông vô”, phá vòng vây của lũ cướp, giống hình ảnh Triệu Tử Long: tài năng, anh dũng, có tấm lòng vì nghĩa.

- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga, lời nói hòa nhã, dịu dàng, ân cần hỏi han, động viên an ủi Nguyệt Nga. Biết giữ lên nghĩa của một người có văn hóa, quan điểm sống của bậc thánh hiền vì nghĩa hành động, làm việc nghĩa một cách tự nhiên phù hợp với đạo lý tốt đẹp.Luôn giữ đạo nghĩa , hành hiệp cứu người của các bậc anh hùng. Chàng không chờ đợi sự trả ơn theo quan niệm sống vì nghĩa và làm việc giúp đời, thể hiện mong muốn của tác giả về hình ảnh người anh hùng vì dân dẹp loạn.  

Câu 3. Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.

- Lời lẽ của một tiểu thư khuê các, nết na, e lệ “ trước xe quân tử tạm ngồi… đã phần.”có học thức, khiêm nhường, có hiếu với cha mẹ giữ đúng đạo tam tòng.

- Nàng băn khoăn áy náy muốn tìm cách để đền ơn “Gẫm câu … cùng người.” nàng xin lạy Vân Tiên, mời chàng về quê để trả ơn. Là người sống có ân có nghĩa, chịu ơn ai thì không bao giờ quên, muốn đề đáp cho tròn ân nghĩa và nàng tự nguyện mãi mãi chung thủy với Lục Vân Tiên.

- Là người con gái đáng thương và đáng trân trọng với những chuẩn mực của một người phụ nữ nàng xứng đáng là người nên duyên cùng bậc anh hùng như Lục Vân Tiên.

Câu 4. Theo em , nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?

 Với cốt truyện và xây dựng tình huống câu chuyện, tác phẩm gần với truyện dân gian nhữ chuyện cổ tích viết về các bậc anh hùng hào kiệt, trừ gian diệt ác, vì dân, luôn làm điều có nghĩa. Được miêu tả chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ cử chỉ từ đó bộc lộ tính cách, tạo nên cốt truyện thu hút người đọc.

Câu 5. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích trên?

Qua bài soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chúng ta có nhận xét sau:

- Tác giả sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với dân gián, mang màu sắc đại phương Nam bộ, dễ đọc, dễ cảm nhận có lẽ vì vậy mà được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian.

- Ngôn ngữ thơ đã dạng kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, diễn biến đa dạng tạo nên tình tiết đặc sắc, đó là thành công mà tác giả đem lại.

- Cốt chuyện có tính truyền đạt đạo lý, được tác giả sử dụng ngôn ngữ và phong cách dân gian làm cho tác phẩm có tính truyền đạt cao hơn, đi sâu vào lòng người.

*) Tổng kết:

Là một trong những câu chuyện xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi. Tác phẩm phần mong muốn, ước mơ về một cuộc sống luôn tươi đẹp, luôn tồn tại những hành động trượng nghĩa cứu người. Tái hiện hình ảnh người anh hùng Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm và Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na.


Tổng kết bài soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chi tiết hay nhất

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 12/08/2021

Tham khảo các bài học khác