logo

Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

icon_facebook

Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự (Chi tiết)


I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Câu 1. Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và thực hiện các yêu cầu sau

a. Tìm những câu thơ tả cảnh và miêu tả tâm trạng

  • Những câu thơ tả cảnh

"Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

………..

Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

  • Những câu thơ tả tâm trạng

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương những luống rày trông mai chờ

…………….…

Có khi gốc tử đã mười người ôm"

 

b. Mối quan hệ giữa những câu thơ tả cảnh và việc miêu tả nội tâm nhân vật

Người đọc có thể thấy được rõ ràng mối liên kết và gắn bó chặt chẽ giữa những câu thơ tả cảnh cùng với những câu miêu tả nội tâm. Bằng thủ pháp “Tả cảnh ngụ tình” quen thuộc, tác giả đã tạo được sợi dây mật thiết giữa cảnh vật và nội tâm con người. Tả cảnh nhưng cũng là để nói hộ tâm trạng, cảnh xa xăm, dàn trải chính là biểu hiện của tâm trạng đay khổ, mâu thuẫn và đầy day dứt của người ngắm cảnh cũng đầy mâu thuẫn, đau khổ và day dứt.

 c. Tác dụng của miêu tả nội tâm với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự

Nội dung chủ yếu của tác phẩm tự sự là kể lại các diễn biến của một câu chuyện liên quan đến các nhân vật. Tuy nhiên, nếu như nhân vật đó thay vì chỉ được kể, tả ngoại hình hay hành động một cách đơn thuần thì nay lại được đào sâu và khắc họa thêm cả diễn biến tâm lý nữa thì sẽ khiến họ trở nên trọn vẹn và sinh động hơn. Điều này giúp cho mạch truyện được linh hoạt, đầy đủ và thuyết phục.

 Câu 2. Nhận xét về cách miêu tả nội tâm

Đoạn văn tái hiện lại những cung bậc tâm lý của lão Hạc trong hoàn cảnh phải dứt ruột bán đi đứa con mà lão vô cùng thương yêu và gắn bó – con Vàng. Tuy không miêu tả trực tiếp những cảm xúc của lão nhưng tâm trạng nhân vật chính được miêu tả qua nét mặt, cử chỉ, hành động,… Qua những nét đau khổ, dằn vặt và có cả sự đấu tranh nội tâm ấy, ta thấy được tâm trạng buồn thương xen chút ân hận của Lão Hạc khi trót lừa cả một con chó.


 II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Thuật lại đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi

Gia đình lâm vào cơn nguy biến, phận là con cả lại mang trọng trách hiếu nghĩa nên Kiều phải bán mình chuộc cha. Ý đã quyết nên có mụ mối dẫn người khách đến để hỏi cưới nàng. Đó là Mã Giám Sinh, một người đàn ông tuổi đã bốn mươi nhưng vẫn ăn mặc chải chuốt, áo quần bảnh bao trông chẳng khác nào một gã trai lơ. Cưới vợ là việc hỉ sự lại là chuyện trọng đại của đời người nên người ta thường phải tuân theo quy tắc lễ nghi đồng thời phải biểu đạt rõ thành ý thì Mã Giám Sinh lại rất lỗ mãng và thiếu tôn trọng. Hắn dắt theo một lũ hạ nhân gây láo nháo, ồn ào. Đáng ra cần phải kính cẩn chào thưa và hành xử lịch thiệp thì hắn lại leo tót lên ghế trên- nơi dành cho những vị trưởng bối ngồi một cách rất sỗ sàng. Mã Giám Sinh nóng lòng thúc dục Kiều ra xem mặt. Thúy Kiều là tiểu thư khuê các, cũng là dòng dõi trâm anh nhưng bởi thế sự xoay vần mà lâm vào cơn gia biến. Đạo làm con phải vuông tròn chữ hiếu nên nàng mới phải nhắm mắt đưa chân đến bước đường này. Thế mà Mã Giám Sinh lại đối xử với nàng như một món hàng cần kiểm duyệt trước khi mua bằng cách bắt nàng vén tóc, bắt tay, thử tài. Sau khi "đắn đo cân sắc cân tài" xong, hắn hiện nguyên hình là tên buôn người lọc lõi. Sau một hồi định giá và mặc cả thì  và cuối cùng hắn quyết định giá trị của Kiều là hơn 400 lạng vàng…

 Câu 2. Đóng vai Kiều kể lại chuyện báo ân báo oán

Nhờ cuộc gặp với Từ Hải, ta đã tìm được một bến đỗ để dừng chân và nhờ chàng mà được chủ trì công đạo. Nhờ đó mà ta có cơ hội để đền đáp tình nghĩa và báo thù những ân oán xưa. Với chàng Thúc – người đầu tiên cứu ta khỏi chốn lầu xanh nhơ bẩn. Chẳng dám phụ lòng cố nhân nên chỉ biết tặng chàng gấm trăm cuốn bạc nghìn cân. Ngay sau đấy là đến người đã đọa đày ta trong tủi nhục và khốn khổ - Hoạn Thư. Với cô ta, đây chỉ mới là bắt đầu mà thôi. Tuy vậy trước những lời buộc tội của ta, Hoạn Thư rất nhanh nhẹn bào chữa cũng như cầu xin sự thương xót. Nếu bây giờ đuổi cũng giết tận há chẳng phải ta là người hèn mọn và không có tấm lòng rộng lượng hay sao. Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại, nếu xét kĩ thì cũng có lúc cô ta đã giúp đỡ ta vậy nên ta truyền tha bổng Hoạn Thu.

 Câu 3. Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra chuyện có lỗi với bạn

Chứng kiến bạn đau đớn tập tễnh bước đi khi bị tôi vô tình sút bóng vào, thật tâm tôi rất hối lỗi. Nhìn dáng người bé nhỏ của bạn ôm cánh chân đầy đau đơn, bản thân tôi cảm thấy vừa thương bạn lại vừa tự trách mình. Tôi thường xuyên đến thăm và ghi lại bài giảng của cô giáo những ngày bạn đau chân phải nằm ở nhà như một lời xin lỗi.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads