logo

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 9 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (ngắn nhất)


Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Kiểu kết cấu truyền thống được sử dụng trong bài thơ là: mỹ nhân gặp nạn được anh hùng cứu giúp => được trả ơn xứng đáng.

- Đối với loại văn chương tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu này giúp thể hiện được những giá trị đạo đức tốt đẹp của  nhân dân đó là ở hiền gặp lành, làm việc tốt thì sẽ được đền đáp xứng đáng.


Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Qua đoạn trích, chúng ta thấy một người anh hùng, quyết đoán, mạnh mẽ và hiểu lí lẽ, không màng chuyện báo đáp khi làm việc cứu người:

- Hành động: gặp chuyện bất bình ra tay cứu giúp

- Tài năng: một người văn võ song toàn: đánh cướp và  những lời lẽ tôn trọng khi nói chuyện với Kiều Nguyệt Nga

- Phẩm chất: coi trọng lễ nghĩa: không muốn làm ảnh hưởng đến danh tiết của người con gái

⇒ Qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga, chúng ta thấy Lục Vân Tiên – một anh hùng chân chính, theo kiểu mẫu và quan niệm xưa, giữ trọn lễ giáo trong xã hội.


Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

 Qua những lời lẽ, cử chỉ của Kiều Nguyệt Nga, chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn tinh tế và sâu sắc của nàng, thể hiện nàng là một người con gái khuê các, hiểu lễ nghĩa, xưng hô “tiện thiếp – quân tử”

- Là một người trọng tình và hiểu lí lẽ: Nhận sự cứu giúp nên mong được trả ơn

- Hiếu thảo: Vâng lời cha mẹ, không muốn cãi lại sự sắp đặt của cha mẹ:


Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Các nhân vật trong đoạn trích chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ => Chúng ta thấy kiểu truyện này gần với thể loại truyện dân gian như: cổ tích, truyền thuyết, thần thoại,…)


Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong truyện gần gũi, bình dân, mang màu sắc của nhân dân Nam Bộ. Trong tác phẩm là một tổ chức ngôn ngữ hết sức đa dạng của lời ăn tiếng nói hằng ngày, do đó ngắn gọn, súc tích, dễ đi vào lòng người.


Luyện tập

Sắc thái trong từng lời thoại nhân vật:

- Lục vân tiên: quyết liệt, dứt khoát, mạnh mẽ với phong lai. Ngược lại lịch sự, khiêm nhường, lễ nghĩa với Kiều Nguyệt Nga

- Phong lai: hung dữ, ngạo mạn, độc ác

- Kiều Nguyệt Nga: Khuê các, nhỏ nhẹ, dịu dàng, đoan trang

Các bài viết liên quan Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác