logo

Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 9 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.

Khái quát đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oánSoạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán – trích Truyện Kiều (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán – trích Truyện Kiều


Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Qua lời nói của Kiều, chúng ta thấy Kiều là một người trọng tình nghĩa, và trọng ơn người đã cứu giúp mình, ở đây Thúc Sinh đã chuộc nàng ra khỏi lầu xanh. Đến nay, nàng xin được trả ơn Thúc Sinh “gấm trăm cuốn bạc nghìn cân / tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”

- Khi trả ơn Thúc Sinh, Thúy Kiều có nhắc đến Hoạn Thư, bởi những đau khổ của Kiều là do Hoạn Thư gây ra, nàng phân định rạch ròi giữa ân và oán.

- Từ ngữ khi nói với Thúc Sinh mang sắc thái trân trọng: cố nhân, chữ tòng, tạ, nghĩa nặng nghìn non,..

+ Khi nói về Hoạn Thư: Thúy Kiều chuyển nhanh sang dùng từ ngữ dân gian như: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén => đó là những lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.


Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong đoạn báo oán, Thúy Kiều thể hiện thái độ mỉa mai khi nói chuyện với Kiều, đặc biệt, khi quay sang nhìn thấy Hoạn Thư, Thúy Kiều gọi Hoạn Thư là “tiểu Thư” mặc dù lúc này Kiều đã có vị thế cao hơn Hoạn Thư. Hơn thế nữa hàng loạt từ ngữ dùng để ám chỉ Hoạn Thư là một con người nhân hiểm, độc ác hiếm có xưa nay: “đàn bà dễ có mấy tay/ đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”


Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trước thái độ của Kiều khiến Hoạn Thư hoảng hốt và run sợ: “hồn lạc phách siêu”

Tuy nhiên, Hoạn Thư là một người khôn ngoan, do đó, để biện minh cho mình, nàng nêu ra trình tự các lí lẽ nghe chừng rất hợp lý: nói về phận đàn bà (để ý nói rằng, Kiều và Hoạn Thư cùng chung cảnh đàn bà giống nhau)à Việc ghen tuông được Hoạn Thư nói rằng đó là chuyện thường tình ở những người phụ nữ Kể đến những việc mà Hoạn Thư cho rằng ngày xưa đã nương tay với Kiều (cho ra gác chép kinh, khi Kiều trốn đã không bắt lại)

⇒ Qua những lời lẽ khôn ngoan và xử trí nhanh nhạy lại có phần hợp lý đánh vào tiếng nói chung của phận đàn bà, Hoạn Thư đã làm thay đổi suy nghĩ của Kiều từ việc muốn báo oán thành ra tha cho Hoạn Thư


 Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Kiều tha bổng cho Hoạn Thư bởi: Những lời lẽ mà Hoạn Thư nói rất có lí và thái độ xin tha của Hoạn Thư cũng rất thành khẩn. Người ta có câu “đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người chạy lại”, hành động của Kiều đã thể hiện một lối suy nghĩ tích cực và cách sống nhân đạo. Song Hoạn Thư cũng đã thể hiện một thái độ tích cực và có những lời lẽ lay động đến sâu thẳm suy nghĩ của Kiều.

-Việc Kiều tha cho Hoạn Thư đã thể hiện tư tưởng của tác giả, đó là đề cao chủ nghĩa nhân đạo, con người luôn hướng đến cái tốt hơn, sống tích cực hơn ngay cả n=cách nhìn nhận mọi việc cũng tích cực hơn


 Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Qua đoạn trích, chúng ta có thể cảm nhận được về tính cách hai nhân vật trong bài thơ:

-Thúy Kiều: Khắc cốt ghi tâm những ân tình mà người đã cứu giúp mình, nàng không quên để trả ơn. Ở Kiều tấm lòng lương thiện luôn lan tỏa, nàng cũng là một người rộng lượng và biết xem xét mọi chuyện ở nhiều khía cạnh. Lúc đầu định trừng phạt Hoạn Thư, nhưng với thái độ nhận ra lỗi cũng như kèm theo lời biện luận hết sức hợp tình và lý nên Kiều đã tha cho Hoạn Thư.

- Hoạn Thư: Một nhân vật tinh ranh, nham hiểm, độc ác: từ lời nói đến hành động đều nhằm làm hại Kiều, là người hành hạ Kiều gây ra nỗi đau tủi nhục cho Kiều. Nhưng, chúng ta cũng thấy Hoạn Thư là một người khôn ngoan, tinh ranh khi có những lời lé biện tội cho mình.


Luyện tập

Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

Thúy Kiều:

- Một người có thái độ yêu ghét rõ ràng: trả ơn thúc sinh – người cứu giúp mình, và trừng phạt Hoạn Thư -  người gây ra những tủi nhục cho mình

- Một người hiểu đạo lí: khi nghe Hoạn Thư phân tích lí lẽ đã tha cho Hoạn Thư

Hoạn Thư:

- Trước sau vẫn thể hiện là một người lắm kế nhiều mưu: từng có nhiều hành động hành hạ Thúy Kiều, rồi sau đó dùng lí lẽ để thay đổi suy nghĩ Thúy Kiều

-Dù run sợ, nhưng vẫn có đủ bình tĩnh để luận tội cho bản thân.

Các bài viết liên quan Thúy kiều báo ân báo oán:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác