logo

Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm


Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm


A. Hoạt động khởi động

Câu (trang 56 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Họ là ai trong số những tấm gương thiếu niên anh dũng của nước ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Lời giải:

   a. Kim Đồng

   b. Lí Tự Trọng

   c. Võ Thị Sáu

   d. Nguyễn Bá Ngọc


B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 56, 57, 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc văn bản sau: Lượm

Câu 2 (trang 58, 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu văn bản:

Câu a (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Ai là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này?

Lời giải:

Người kể và tả nhân vật Lượm: nhà thơ Tố Hữu.

Câu b (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Lượm được kể và tả qua các sự kiện nào? Chọn ý trả lời đúng:

   A. Tình cờ hai chú cháu gặp nhau và lần đi liên lạc cuối cùng của Lượm.

   B. Lượm đến đồn mang cá và lần đi liên lạc cuối cùng của Lượm

   C. Lượm đến hàng bè và Lượm đi liên lạc

   D. Lượm đi liên lạc ở Huế và đồn mang cá.

Lời giải:

   Chọn A.

Câu c (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Viết vào Phiếu học tập (nội dung như bảng dưới) những nội dung:

Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm – TopLoigiai (ảnh 1)

Lời giải:

Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm – TopLoigiai (ảnh 2)

Câu d (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tiếp tục tìm hiểu nội dung của bài thơ theo các gợi ý sau rồi trao đổi với bạn.

Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm – TopLoigiai (ảnh 3)

Lời giải:

- Nhà thơ hình dung chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm: rất nguy hiểm, khó khăn, mặt trận và đạn bay vèo vèo, thư liên lạc cấp bách.

- Cảm xúc nhà thơ và em: lo lắng cho chú bé Lượm đồng thời cũng tự hào khi thấy cậu bé liên lạc dũng cảm vì đất nước.

- Câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

Ra thế

Lượm ơi !...

Đây là 1 câu nhưng tác giả tách thành 2 câu.

Đó như tiếng nấc thổn thức, vì quá tiếc thương, vì đau đớn khi tiếng súng cướp đi chú bé liên lạc vui tươi hôm nào, đó cũng là niềm tự hào về cậu bé.

Câu e (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Ghi vào vở bài tập những lí giải của em về hai vấn đề sau và trình bày trước nhóm:

(1) Câu thơ viết về sự ra đi của Lượm ("Lượm ơi, còn không?") đặt ở gần cuối bài như một lời kết thúc để lại những dư âm khó quên. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả đã lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, tươi vui?

(2) Trong bài thơm người kể đã dùng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau để gọi Lượm. Đó là những từ ngữ nào và có tác dụng gì đối với việc biểu hiện quan hệ, tình cảm giữa tác giả và Lượm?

Lời giải:

(1) Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" đặt gần cuối bài như lời kết thúc để lại những dư âm khó quên. Sự lặp lại 2 khổ thơ như khiến Lượm vui tươi vẫn như ngày nào. Súng khiến cậu ngã trên đồng nhưng không giết được Lượm trong lòng người.

(2) Người kể đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

- Tác dụng: Biểu hiện quan hệ giữa tác giả và Lượm vừa là chú cháu, là đồng chí, vừa là tình cảm nhà thơ - chiến sĩ hy sinh. "Chú bé" là cách gọi thể hiện Lượm đã là người cháu của mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Câu g (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chọn phương án trả lời đúng để trả lời câu hỏi:

(1) Trong bài thơ, để tái hiện lại hình tượng nhân vật Lượm và biểu lộ cảm xúc của mình, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

   A. Miêu tả

   B. Tự sự

   C. Nghị luận

   D. Thuyết minh

   E. Biểu cảm

(2) Tác dụng của phép kết hợp các phương thức này là:

   A. Khắc họa nổi bật hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái.

   B. Tái hiện một câu chuyện xúc động về một thiếu niên anh dũng.

   C. Bàn luận về một người anh hùng nhỏ tuổi trong kháng chiến.

   D. Biểu hiện tình cảm, thái độ mến yêu, trân trog của nhà thơ.

Lời giải:

(1) Chọn A, B, E

(2) Chọn B, D

Câu h (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Viết vở những nội dung mà em thu thập được sau khi học bài thơ Lượm theo các gợi ý sau:

- Học tập Lượm, tuổi trẻ cần biết sống hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và có ý nghĩa.

- Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm đã đem lại hiệu quả đáng kể cho việc khắc họa hình ảnh con người.

- ....

Lời giải:

Lượm là câu chuyện về chú bé hồn nhiên, vô tư, hăng hái. Tuổi trẻ, ấy là quãng thời gian đẹp nhất, năng nổ nhất để chúng ta có thể cháy hết mình thật ý nghĩa. Sự hy sinh của Lượm khiến chúng ta xót xa, thương cảm, nhưng vẫn không thể cảm phục tinh thần của em. Em có thể chết trên chiến trận, nhưng trong lòng chúng ta, em còn sống mãi, tươi trẻ và hồn nhiên mãi.

Câu 3 (trang 59, 60 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu phép hoán dụ.

Câu a (trang 59, 60 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc khổ thơ và phân tích về cụm từ: "Huế đổ máu" trong bảng dưới đây. Cho biết ý kiến của em về cách chọn ô phù hợp:

   Ngày Huế đổ máu

   Chú Hà Nội về

   Tình cờ chú, cháu

   Gặp nhau hàng Bè.

   (Tố Hữu, Lượm)

Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm – TopLoigiai (ảnh 4)

Lời giải:

Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm – TopLoigiai (ảnh 5)

Câu b (trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Những từ ngữ in đậm sau được dùng để diễn đạt thay thể cho đối tượng (con người, sự vật,...) nào? Dựa vào quan hệ nào giữa chúng để có thể hoán đổi thay thế, tác dụng của các cách diễn đạt này?

   Khăn thương nhớ ai

   Khăn rơi xuống đất

   Khăn thương nhớ ai

   Khăn vắt lên vai?

   (Ca dao)

   *

   Bàn tay ta làm nên tất cả

   Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Lời giải:

- Từ "khăn" thay thế cho một cô gái, “bàn tay" thay thế cho người lao động.

- Tác dụng: tăng gợi hình gợi cảm cho các nhân vật được thay thế.

Câu 4 (trang 60, 61 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu về thể thơ bốn chữ.

Câu a (trang 60, 61 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Hãy nêu cách ngắt nhịp của các câu thơ và tìm các từ hiệp vần với nhau trong khổ thơ sau:

   Chú bé loắt choắt

   Cái xắc xinh xinh

   Cái chân thoăn thoắt

   Cái đầu nghênh nghênh.

   (Tố Hữu)

- Nhịp thơ:...

- Vần thơ:...

Lời giải:

- Nhịp thơ: 2/2

- Vần thơ: vần liền (loắt choắt,...), vần cách ( loắt choắt- thoăn thoắt)

Câu b (trang 61 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc phần khái quát về đặc điểm thơ bốn chữ trong khung sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ sau. Tìm những từ cùng vần với nhau trong đoạn thơ đó:

   Mây lưng chừng hàng

   Về ngang lưng chừng núi

   Ngàn cây nghiêm trang

   Mơ màng theo bụi.

   (Xuân Diệu, Tiếng không lời)

Lời giải:

- Nhịp: 1/2

- Vần chân: hàng - trang, núi - bụi. Vần lưng: chừng – lưng, hàng – ngang – trang.

Câu c (trang 61 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Xác định và ghi lại các đặc điểm của thơ bốn chữ trong khổ thơ sau:

   Ngày Huế đổ máu

   Chú Hà Nội về

   Tình cờ chú, cháu

   Gặp nhau hàng Bè

Lời giải:

Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm – TopLoigiai (ảnh 6)


C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tưởng tưởng mình là người kể chuyện trong bài thơ, hãy viết một đoạn văn (gồm 10 câu) miêu tả lại chuyến đi công tác cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, đồng thời thể hiện cảm nghĩ của em về nhân vật Lượm.

Lời giải:

Ngày ấy tôi gặp Lượm, chú bé vô tư hồn nhiên quá. Lượm nhận thư khẩn từ anh cán bộ. Giữa đồng bất tận, máy bay địch rè rè trên bầu trời Việt. Lượm vẫn tung tăng chạy nhảy, băng qua bao con đường, thấp thoáng chiếc mũ ca lô lệch. Bỗng một quả bom rơi xuống. Chú bé liên lạc nằm trong bùn, đẫm máu. Đôi mắt từ từ nhắm lại… Lượm nằm đó, tim tôi đau xót cảm thương sự hy sinh của một chiến sĩ. Nhưng cậu bé ấy cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Sự nhí nhảnh tươi vui, cái ca lô, cái đầu nghênh nghênh, tiếng huýt sáo của cậu… chính là tinh thần tuổi trẻ Việt Nam, tinh thần cách mạng.

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chỉ ra và phân tích phép hoán dụ trong câu thơ sau:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Lời giải:

Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” => ý chí quyết tâm, những con người nặng tình, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, của tinh thần chiến đấu chống Mĩ.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tập làm thơ.

Chọn các từ thích hợp ở ô bên phải điền vào chỗ trống trong các khổ thơ bốn chữ sau:

Soạn văn 6 VNEN Bài 23: Lượm – TopLoigiai (ảnh 7)

Lời giải:

   a. Đường đi thì nhỏ

   Bờ cỏ thì xanh

   Trời cao thì thanh

   Em ơi! Có rõ.

   b. Quả cau nho nhỏ

   Cái vỏ vân vân

   Nay anh học gần

   Mai anh học xa.


D. Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Hỏi người thân về các tấm gương thiếu niên anh hùng thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Kể cho người thân nghe những tấm gương thiếu nhi học giỏi, chăm ngoan ngày nay mà em biết.

Lời giải:

- Các tấm gương thiếu niên anh hùng thời kháng chiến Pháp và Mĩ:

+ Chống Pháp: Phan Đình Giót (lấy thân mình lấp lỗ châu mai), nữ du kích Võ Thị Sáu; Cù Chính Lan (ném lựu đạn vào xe tăng địch); anh hùng H’mông Vừ A Dính, cậu bé liên lạc Kim Đồng; Bế Văn Đàn (lấy thân mình làm giá súng)…

+ Chống Mĩ: Nguyễn Văn Trỗi; Nguyễn Bá Ngọc; Lê Hồng Phong; Nguyễn Viết Xuân (“Nhằm thẳng quân thù, bắn!”)…

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Dựa vào những ví dụ về các câu nói hàng ngày có sử dụng phép hoán dụ sau, hãy viết 4 câu có sử dụng phép hoán dụ:

- Chúng ta đang cần những bộ óc lớn để xây dựng đất nước.

- Những chiếc áo xanh tình nguyện đã bắt đầu hành trình đến với các em thơ.

- Chương trình "Nối vòng tay lớn" đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái.

- Đội bóng chuyền quốc gia đang sở hữu một tay chuyền hai xuất sắc.

Lời giải:

VD1:

   Đàn bà dễ có mấy tay

   Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan

Các từ "tay, mặt, gan" chỉ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để chỉ chính con người.

VD2:

   Ngày Huế đổ máu,

   (Tố Hữu)

Phép hoán dụ: Huế (vật chứa đựng): thay cho người dân Huế.

VD3:

   Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

   (Kiều)

Hoán dụ giữa bộ phận và toàn thể: dùng má hồng để chỉ người phụ nữ.

VD4:

   Sen tàn, cúc lại nở hoa

   Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

   (Nguyễn Du)

Quan hệ giữa vật thể và thời gian thường xuyên xuất hiện của nó (sen – mùa hạ, cúc – mùa thu)

Câu 3* (trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tập làm một bài thơ bốn chữ với chủ đề tự chọn.

Lời giải:

Chủ đề: Con mèo loang

   Con mèo loang mắt,

   Chạy chẳng hơn heo,

   Có con chuột nhắt,

   Lạc đàn trêu meo.


E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đọc thêm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác