logo

Soạn văn 6 VNEN Bài 20: Vượt thác


Soạn văn 6 VNEN Bài 20: Vượt thác


A. Hoạt động khởi động

Câu (trang 31 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

Soạn văn 6 VNEN Bài 20: Vượt thác – TopLoigiai (ảnh 1)

Câu a (trang 31 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Hình ảnh trên thể hiện cảnh gì? Hãy hình dung mình là nhân vật trong ảnh để phát biểu cảm nghĩ của mình.

Lời giải:

Bên trên là hình ảnh một người đang chèo thuyền giữa ngọn sóng lớn.

Câu b (trang 31 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Để vượt qua thử thách trong cuộc sống, con người cần có phẩm chất gì?

Lời giải:

Để vượt qua thử thách cuộc sống, trước tiên chúng ta cần nghị lực, có niềm tin vào bản thân mình, không nản lòng gục ngã.


B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 31, 32, 33 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc văn bản sau: Vượt thác

Câu 2 (trang 33, 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu văn bản.

Câu a (trang 33 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của bài Vượt thác:

Soạn văn 6 VNEN Bài 20: Vượt thác – TopLoigiai (ảnh 2)

Lời giải:

Soạn văn 6 VNEN Bài 20: Vượt thác – TopLoigiai (ảnh 3)

Câu b (trang 33, 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên.

Câu (1) (trang 33 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Cảnh dòng sông và hai bên bờ được miêu tả qua những chi tiết nào?

- Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác:

   + Những chi tiết nào miêu tả cảnh hai bên bờ sông?

   + Những chi tiết nào miêu tả dòng sông?

- Đoạn sông có nhiều thác dữ:

   + Những chi tiết nào miêu tả dòng nước?

- Đoạn sông đã qua thác dữ:

   + Những chi tiết nào miêu tả dòng sông?

   + Những chi tiết nào miêu tả cảnh hai bên bờ sông?

Lời giải:

- Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác:

   + Hai bên bờ sông: "Những bãi dâu… bạt ngàn", "vườn tược càng um tùm", “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt”

   + Dòng sông: " Mùa nước còn to", "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn".

- Đoạn sông có nhiều thác dữ:

Tả dòng nước: Dượng Hương Thư đánh vật với dòng nước, dòng nước uốn cong chiếc sào, sức nén khi nước bị cản làm văng bọt tứ tung.

- Đoạn sông đã qua thác dữ:

   + Dòng sông: "cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững"

   + Hai bên bờ sông: các sườn núi có các cay to mọc giữa các bụi lúp xúp, “qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra".

Câu (2) (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nhận xét về nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên trong văn bản.

- Cảnh được miêu tả theo trình tự như thế nào?

- Vị trí quan sát của người miêu tả trong văn bản? Vị trí ấy có thích hợp hay không? Vì sao?

- Tìm hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông ở đoạn đầu và cuối văn bản. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả chúng? Nêu ý nghĩa của mỗi hình ảnh.

Lời giải:

- Trình tự miêu tả: tuyến tính thời gian, trước => trong => sau khi vượt thác.

- Vị trí quan sát trên con thuyền vượt thác rất thích hợp vì người miêu tả là người trong cuộc, có trải nghiệm cảm xúc, mô tả chân thực, linh hoạt về cảnh sắc.

- Hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông ở đoạn đầu và cuối văn bản:

Soạn văn 6 VNEN Bài 20: Vượt thác – TopLoigiai (ảnh 4)

Câu c (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác:

Câu (1) (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Liệt kê các chi tiết miêu tả và các hình ảnh so sánh về nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:

Soạn văn 6 VNEN Bài 20: Vượt thác – TopLoigiai (ảnh 5)

Lời giải:

Soạn văn 6 VNEN Bài 20: Vượt thác – TopLoigiai (ảnh 6)

Câu (2) (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Các hình ảnh trên giúp em cảm nhận được như thế nào về vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất, tư thế của nhân vật Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác?

Lời giải:

Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:

- Ngoại hình: khỏe khoắn, rắn chắc.

- Phẩm chất, tư thế: người lao động khiêm tốn, hiền lành ở đời thường mà dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt, kiên cường trước thử thách.

Câu d (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Ghi lại ngắn gọn cảm xúc chung của em về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong cuộc vượt thác. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp con người? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào trong bài văn?

Lời giải:

- Vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong cuộc vượt thác: bức tranh thiên nhiên dòng Thu Bồn thay đổi theo từng chặng của con thuyền mỗi vẻ đẹp khác nhau - vẻ hùng vĩ, đẹp ngút ngàn. Con người trong thử thách thật kiên cường, khỏe khoắn, dũng mãnh.

- Quan hệ thiên nhiên – con người: Thiên nhiên bừng sáng vẻ quả cảm của con người, con người giữa thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội là một sự hài hòa tuyệt vời.

- Biện pháp nghệ thuật nổi bật: nhân hóa, so sánh.

Câu 3 (trang 34, 35, 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu về các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh:

Câu a (trang 34, 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nhận diện các kiểu so sánh:

Tìm từ ngữ so sánh trong câu thơ cột A. Nối câu thơ có phép so sánh ở cột A với nội dung ở cột B để xác định kiểu so sánh của câu thơ đó

A B

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

(Tế Hanh)

So sánh không ngang bằng

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nổi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

(Tố Hữu)

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ)

So sánh ngang bằng

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là lạnh phúc của em suốt đời

(Trần Quốc Minh)

Lời giải:

- So sánh không ngang bằng:

+ Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nổi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

+ Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

- So sánh ngang bằng:

+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè (Tế Hanh)

+ Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Câu b (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tác dụng của phép so sánh

Đọc lại các câu có phép so sánh trong bài Vượt thác đã được liệt kê ở bài tập trên. Hãy chọn và phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một trong số những phép so sánh đó.

Lời giải:

Hình ảnh so sánh:

- Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ: gợi liên tưởng tới những huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường (Đam Sam, Xinh Nhã) => tôn vinh sức mạnh con người chế ngự thiên nhiên.

- Động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt: mô tả sự nhanh nhẹn của con người.

- … như một pho tượng đồng đúc: vẻ đẹp khỏe khoắn của con người.

Câu 4 (trang 36, 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh.

Câu a (trang 36, 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc các văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Câu (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Văn bản 1:

"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt....ban mai" - Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam

(1) Văn bản trên tả cảnh gì?

(2) Người tả cảnh đã lựa chọn vị trí nào để quan sát cảnh vật? Từ vị trí quan sát cảnh được miêu tả theo trật tự nào?

Lời giải:

(1) Văn bản trên tả cảnh sắc trên sông và hai bên bờ sông của dòng Năm Căn.

(2) Vị trí quan sát: trên con thuyền trên dòng Năm Căn. Từ đó, cảnh vật xung quanh được miêu tả theo mắt nhìn người quan sát, xuôi chiều con thuyền.

Câu (trang 36, 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Văn bản 2: Lũy làng (Ngô Văn Phú)

Nội dung của các phần (Phần mở đầu, phần thứ hai, phần thứ ba)?

(1) Đọc kĩ phần thứ hai của văn bản và xác định tác giả miêu tả cảnh vật theo trình tự nào (miêu tả từ trên xuống dưới), từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể hay theo trình tự thời gian...)

(2) Để miêu tả lũy làng tác giả đã sử dụng những chi tiết nghệ thuật nào? Em hãy liệt kê các chi tiết đó.

Lời giải:

- Nội dung các phần:

   + Phần 1 (từ đầu … màu xanh của lũy): giới thiệu lũy tre làng.

   + Phần 2 (tiếp … bồi đắp lúc nào không rõ): tả cụ thể ba vòng tre tạo luỹ làng.

   + Phần 3 (Còn lại): tả măng tre, cảm nghĩ người viết về loài tre.

(1) Phần thứ hai miêu tả lũy tre theo trình tự từ ngoài vào trong, khái quát đến cụ thể.

(2) Những chi tiết nghệ thuật miêu tả lũy làng:

- Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố; lũy trong cùng thẳng hơn.

- Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động.

- Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.

- Bẹ măng mọc kín thân cây non ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.

Câu b (trang 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Để làm bài văn tả cảnh, em cần thực hiện những công việc gì? Bố cục của bài văn tả cảnh thường gồm mấy phần? Ghi lại câu trả lời vào vở.

Lời giải:

- Các công việc cần thực hiện để làm bài văn tả: Xác định đối tượng miêu tả; Quan sát, lựa chọn đặc điểm nổi bật của đối tượng,...

- Bố cục của bài văn tả cảnh thường gồm 3 phần:

   + Mở bài: giới thiệu bao quát đối tượng.

   + Thân bài: Miêu tả điểm đặc sắc theo trình tự: thời gian, không gian/ khái quát – cụ thể…

   + Kết bài: Nhận xét, suy nghĩ của người viết.


C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm phép so sánh, xác định kiểu so sánh và chỉ ra tác dụng của chúng trong đoạn văn dưới đây:

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây phải nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm.

Lời giải:

- Phép so sánh:

   + Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.

   + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây phải nằm phơi trên mặt đất.

   + Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ.

   + Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

- Kiểu so sánh: so sánh ngang bằng

- Tác dụng: chiếc lá rụng được hình dung cụ thể, sinh động hơn. Qua đó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của tác giả về sự sống, sinh tồn và cái chết.

Câu 2. (trang 38 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN).

a. Chọn một trong số hai đề văn sau và chuẩn bị cho bài viết theo gợi ý.

Đề 1: Tả lại quang cảnh một dòng sông mà em có dịp quan sát.

Đề 2: Sân trường giờ ra chơi là một bức tranh sinh động. Em hãy miêu tả lại cảnh đó.

b. Lập dàn ý cho đề văn đã chọn. Chọn một ý trong dàn ý để viết thành đoạn văn miêu tả.

Lời giải:

Chọn đề 2.

Mở bài: Giới thiệu chung giờ ra chơi ở trường em.

Thân bài:

- Tiếng trống vang lên giữa không gian tĩnh lặng báo hiệu giờ ra chơi đã tới.

- Học sinh từ các lớp ùa ra, tưởng như đàn ong vỡ tổ.

- Những nét mặt phấn khởi vui mừng, học trò nô đùa trò chuyện, tiếng cười nói nhộn nhịp khắp các ngóc ngách.

- Các trò chơi đa dạng trên sân trường: nhảy dây, cầu lông, đá bóng, nhặt lá,…

- Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Nét mặt những đứa trẻ dịu lại, các trò chơi ngưng lại trong chút tiếc nuối.

Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ của em về cảnh sân trường giờ ra chơi.


D. Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 38, 39 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chọn một trong số các để sau để viết bài văn tả cảnh:

Đề 1: Tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai ngày tết đến, xuân về.

Đề 2: Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè.

Đề 3: Tả quang cảnh một hồ nước đẹp trong công viên.

Đề 4: Viết thư cho một người bạn ở xa tả lại khu phố hay thôn xóm bản làng em ở vào một ngày mùa đông lạnh giá.

Lời giải:

Chọn đề 3.

Mở bài: Giới thiệu chung về dịp em đi dạo hồ nước trong công viên đó.

Thân bài:

- Mây trời non nước, ánh mặt trời hòa chung với màu nước trong hồ hài hòa ra sao.

- Sự phong phú của cây cối quanh đó, các loài hoa, đặc biệt bầu không khí tạo ra trong cảm xúc của em.

- Chim chóc quanh hồ, cá bơi bên trong có đông đúc ríu rít không?

- Con người đi dạo quanh hồ: các ông bà tập dưỡng sinh, các cặp vợ chồng, những đứa trẻ vui đùa…

Kết bài: Cảm xúc của em mỗi lần ngắm cảnh hồ.

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc cho người thân nghe bài văn của em.

Câu 3* (trang 38 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Có người nói: Cuộc đời luôn có nhiều ghềnh thác. Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Lời giải:

- Giải nghĩa “thác”, “ghềnh”: Thác là nơi nước chảy vượt qua vách đá; ghềnh là nơi có đá lởm chởm, nước chảy xiết => hàm ý những khó khăn, vất vả.

- Cuộc đời con người không phải suôn mượt toàn màu hồng mà luôn có những gian truân, vất vả để trưởng thành.


E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đọc thêm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác