logo

Soạn bài: Nhân hóa (chi tiết)


Soạn văn 6: Nhân hóa


I. NHÂN HÓA LÀ GÌ?

1. Các phép nhân hóa trong khổ thơ sau:

- Ông trời

- Mặc áo giáp đen ra trận

- Cây mía múa gươm

- Kiến hành quân

2. Cách diễn đạt làm cho sự vật gần gũi hơn với con người, quang cảnh trời trước khi mưa trở nên sống động. Làm tăng tính biểu cảm cho các câu thơ.


II. CÁC KIỂU NHÂN HÓA

1. Những sự vật được nhân hóa:

a, Miệng, tai, mắt, chân, tay

b, Tre

c, Trâu

2. Cách nhân hóa:

a, Lão, bác, cô, cậu -> Dùng từ chỉ người để chỉ vật

b, Chống lại, xung phong, giữ -> Dùng hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

c, Ơi -> Cách xưng hô như người


III. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Mẹ, con, anh, em :Nhân hóa bằng cách dùng từ gọi người để gọi vật

- Đông vui, tíu tít, bận rộn: Nhân hóa bằng cách dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

⇒ Làm cho quang cảnh bến cảng hiện lên sống động hơn, giúp người đọc hình dung ra được mọi cảnh vật của bến cảng nhộn nhịp mà tác giả muốn nói đến.

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

So sánh:

Đoạn 1

Đoạn 2

-         Đông vui

-         Tàu mẹ, tàu con

-         Xe anh, xe em

-         Tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra

-         Bận rộn

-         Rất nhiều tàu xe

-         Tàu lượn, tàu bé

-         Xe to, xe nhỏ

-         Nhận hàng về và chở hàng ra

-         Hoạt động liên tục

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Đoạn 1 dùng nhiều phép nhân hóa, làm cho việc miêu tả cái chổi gần với cách miêu tả người nên chọn cách viết 1 cho văn biểu cảm

- Chọn cách viết đoạn 2 cho văn thuyết minh vì khô khan hơn.

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích:

a, Núi ơi: Xưng hô gần gũi vật như người

b, Tấp nập, cãi cọ om sòm: Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật.

Họ, anh: Dùng từ gọi người để gọi vật

c, Dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn, vùng vằng: dùng từ ngữ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ vật

d, Cây bị thương, thân mình, vết thương, cục máu: Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của con người để chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của sự vật

Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Viết một đoạn văn miêu tả. đề tài lựa chọn có sử dụng phép nhân hóa:

      Mái trường của tôi được xây dựng trên con đê dòng sông Luộc nơi nối liền hai dòng sông Thái bình và sông Hồng. Ngôi trường được sơn màu xanh là màu của những ước mơ, hoài bão. Mỗi lớp chúng tôi là một toa tàu nhỏ trên đoàn tàu lớn. Thầy cô là trưởng tàu điều khiển con tàu nhỏ này chạy khắp qua bao năm tháng đưa các khách hàng nhỏ vươn ra cuộc sống rộng lớn. Bao năm tháng qua đi ngôi trường đó vẫn vậy, vẫn tràn ngập tiếng cười, tràn ngập ánh nắng chỉ có chúng tôi dần lớn lên mang theo ước mơ hoài bão xây dựng quê hương, đất nước.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 22 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác