logo

Soạn bài: Nhân hóa (siêu ngắn)


Soạn bài: Nhân hóa


I - Nhân hóa là gì ?

Câu 1 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phép nhân hóa trong khổ thơ trên là:

- “ Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”

- “Muôn nghìn cây mía múa gươm

- “ Kiến hành quân đầy đường”

Câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Cách diễn đạt như trong bài thơ tốt hơn, vì nó kéo các con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc với con người hơn trong mùa mưa.


II - Các kiểu nhân hóa

 Câu 1 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Những sự vật được nhân hóa là:

 a)   Lão miệng, bác tai, mắt, cậu chân, cậu

b)   Tre giữ làng,…

c)   Trâu ơi

 Câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Ở câu a, tác giả dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

 - Ở câu b, tác giả dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật.

 - Ở câu c, tác giả nói chuyện, xưng hô với con vật như người.


 III - Luyện tập

 Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

(Phong Thu)

- Tác dụng của phép nhân hóa : Tăng sức gợi hình gợi cảm, cụ thể gợi lên khung cảnh bến tàu nhộn nhịp. Các sự vật tàu, xe trở nên gần gũi, thân thuộc với con người hơn bao giờ hết.

 Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Cách viết này chỉ miêu tả bến cảng một cách chân thực khách quan, không nói được thái độ tình cảm của người viết, thế giới sự vật không gần gũi với con người.

 Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

 - Cách 1 nên chọn cho văn bản biểu cảm.

  - Cách 2 nên chọn cho văn bản thuyết minh.

 Câu 4 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tác dụng các kiểu nhân hóa trên :

a) - Kiểu nhân hóa : Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

 +Tác dụng:  Khiến con vật , sự vật như trở thành người bạn tri âm của con người.

b) - Kiểu nhân hóa :

 + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người (tấp nập, xuôi ngược, cãi cọ, gầy vêu vao,...) để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

 + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật : họ, anh Cò,...

 + Tác dụng : Khiến ta dễ dàng hình dung ra các sự vật, sự việc đồng thời kiến các sự vật , sự việc trở nên có hồn hơn.

 c) - Kiểu nhân hóa : Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

 + Tác dụng : Khiến ta dễ dàng hình dung sự vật.

 d) - Kiểu nhân hóa : Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

 + Tác dụng : Khiến ta dễ dàng hình dung sự vật.

 Câu 5 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Gợi ý làm bài

 - Sang thu. Gió chạy theo thời gian lả lướt từng cơn . Lá cây ngả vàng nhảy múa trong gió như một điệu khiêu vũ mùa thu. Đàn chim ghét bỏ không khí lạnh của mùa đông mà đã bắt đầu chuẩn bị cuộc hành trang về phương Nam. Mặt nước trong vắt do những cơn mưa tinh nghịch đã bỏ đi. Tất cả tạo nên những ngày đầu thu thật đẹp, thơ mộng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác