logo

Soạn bài: Phương pháp tả người (chi tiết)


Soạn văn 6: Phương pháp tả người


I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

1. Đọc đoạn văn:

2. Trả lời câu hỏi:

a, Mỗi đoạn văn tả một đối tượng:

- Đoạn 1: Tả về người chèo thuyền vượt thác.

+ Đặc điểm nổi bật: can trường, gan dạ, dũng cảm.

+ Thể hiện ở tính từ miêu tả và phép so sánh

- Đoạn 2: Tả chân dung của một ông cai

+ Đặc điểm nổi bật: Gian xảo, thủ đoạn, độc ác

+ Thể hiện ở những tính từ miêu tả

b, Trong các đoạn văn trên:

+ Đoạn 1 và 3: Tả người gắn với công việc

+ Đoạn 2: Khắc họa chân dung của nhân vật.

→ Tả chân dung thường gắn với các hình ảnh tĩnh, dùng các danh từ, tính từ miêu tả

→ Tả người gắn với công việc thường dùng động từ, tính từ để miêu tả

c, Đoạn 3 có thể chia là 3 phần:

- Đoạn 1: Từ đầu đến nổi lên ầm ầm: giới thiệu chung về nơi diễn ra hội keo vật

- Đoạn 2: Tiếp đến có buộc sợi dây ngang bụng vậy:  Miêu tả chi tiết keo vật

- Đoạn 3: Còn lại: Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật


II. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

+ chiều cao, cân nặng

+ mái tóc, làn da mỏng mịn, đôi má ửng hổng

+ sở thích, trò chơi

+ hoạt động, lời nói hồn nhiên…

+ nụ cười giòn tan

- Một cụ già cao tuổi:

+ mái tóc bạc phơ

+ da nhăn nheo

+ miệng nhai trầu, móm mém

+ dáng người còng còng

+ nụ cười hiền hậu, ấm áp

- Cô giáo đang say sưa giảng bài:

+ khuôn mặt trái xoan, ánh mắt hiền từ, mái tóc đen dài, mượt mà

+ Cử chỉ ân cần, hành động âu yếm

+ Lời nói nhẹ nhàng, giảng bài hằng say

+ Dáng đi nhẹ nhàng khoan thai

+ Hành động, cử chỉ với học sinh….

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Lập 1 dàn bài cụ thể:

A: Mở bài: Giới thiệu khái quát về cụ già

- Cụ là người cao tuổi nhất trong làng đã ngoài 95 tuổi

B: Thân bài: Miêu tả chi tiết

- Hình dáng:

+ Thân hình nhỏ, gầy gò

+ Tóc bạc trắng

+ Lưng còng, đi phải chống gậy

+ Da nhăn nheo, khuôn mặt phúc hậu

+ Miệng móm mém nhai trầu

- Hành động, cử chỉ

+ Chiều chiều hay đi dạo quanh xóm nhỏ,

+ Xoa đầu mấy đứa trẻ con nghịch ngợm

+ Cho quà bánh

+ Bước đi từ từ cùng với tiếng gậy lộc cộc

- Lời nói: giọng nói ấm áp truyền đạt kinh nghiệm sống, nhắc nhở con cháu

- Tình yêu thương của cụ dàng cho mọi người và của mọi người nơi xóm nhỏ với cụ

C: Thân bài: Nêu cảm nghĩ và nhận xét của em về hình ảnh của cụ

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Các từ ngữ bị xóa trong đoạn văn:

Đỏ như con tôm luộc; không khác gì ông thần hộ vệ trong đền

Ông Cả Ngũ đang trong tư thế chuẩn bị xuống đấu vật với Quắm Đen

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 22 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác