logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (chi tiết)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (chi tiết)

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người

Dàn ý:                                

1, Mở bài: dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Tình thương là hạnh phúc của con người.

2, Thân bài:

a, Giải thích:

- Tình thương: là tình cảm gắn bó giữa con người với con người, giữa con người với quê hương đất nước,…là cơ sở để tạo nên nền tảng vững chắc cho xã hội.

- Hạnh phúc sự sung sướng, toại nguyện.

b, Biểu hiện của tình thương trong cuộc sống:

 - Trong mối quan hệ gia đình:

      + Cha mẹ yêu thương nhau và biết yêu thương, quan tâm con cái.

      + Con cái thấu hiểu sự hi sinh, quan tâm, sẻ chia với những nhọc nhằn của cha mẹ.

      + Anh chị em hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ nhau.

 - Trong xã hội:

      + Giúp đỡ những người khó khăn hơn mình theo tinh thần lá lành đùm lá rách.

      + Gắn kết với những người xung quanh, sống bao dung, vị tha.

      + Quan tâm, chia sẻ với moi người xung quanh.

c, Vai trò của tình thương:

- Giúp ta hướng tới một lối sống lành mạnh, yêu thương.

- Là tình cảm nền tảng, gốc rễ của mọi tình cảm trong xã hội.

- Tình yêu thương là sức mạnh giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

- Khi ta biết "thương người như thể thương thân", ta sẽ nhận lại được hạnh phúc, sự thanh thản trong cuộc đời.

d, Phê phán

- Phê phán những người sống không có tình thương, sống bằng trái tim vô cảm (dẫn chứng).   

e, Rút ra bài học, liên hệ bản thân                    

- Cuộc sống rất cần có tình yêu thương.

- Phải biết sống yêu thương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.

3, Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói Tình thương là hạnh phúc của con người và sức mạnh của tình thương trong cuộc sống con người.

Đề 2: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

Dàn ý:

1, Mờ bài: dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.

2, Thân bài:

a, Giải thích:

-Đức hạnh là phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn của con người.

- Hành động là sự thực hành lại những điều mà ta nghĩ.

b, Bàn luận

- Vì sao mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động

   + Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động: đức hạnh tốt thì hành động tốt, và ngược lại.

   + Hành động là biểu hiện cụ thể của đức hạnh: hành động của bạn như thế nào sẽ đánh giá đức hạnh của bạn như thế.

- Rút ra bài học

   + Tu dưỡng đức hạnh tốt, không chỉ qua sách vở mà còn qua những mối quan hệ trong xã hội.

   + Sống biết yêu thương những người xung quanh.

   + Thực hành những đức hạnh mà mình tu dưỡng được qua những hành động cụ thể, có ích: cố gắng phấn đấu, vươn lên trong học tập và cuộc sống.

3, Kết bài

Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói và liên hệ bản thân.

 Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: " Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình."

Dàn ý:

1, Mở bài: dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

2, Thân bài:

a, Giải thích:

- Học là sự tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức nhân loại.

b, Bàn luận:

- Mục đích của việc học:

   + Học để biết: học để tìm hiểu tri thức, giải thích và khám phá thế giới.

   + Học để làm: thực hành kiến thức vào cuộc sống, để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

   + Học để chung sống: học để biết cách ứng xử những điều mình học vào cuộc sống, để nhận biết những điều hay lẽ phải.

   + Học để tự khẳng định mình: học để hoàn thiện nhân cách, để chứng minh chính bản thân mình.

- Tính chất của việc học:

   + Tiếp thu kiến thức: học để biết

   + Thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách: để làm, để chung sống, để tự khẳng định mình.

Liên hệ với câu tục ngữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Lấy dẫn chứng về những tấm gương hiếu học trong cuộc sống.

- Phê phán

Phê phán những con người không chịu khó học tập, lao vào những cuộc chơi, sa ngã để rồi làm ngừng trệ sự phát triển của xã hội.

- Bài học nhận thức và hành động

     + Mỗi người cần không ngừng cố gắng học tập: học kiến thức và học cách làm người.

     + Luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, tinh thần ham học hỏi, cầu thị.

     + Khi có kiến thức phải biết lan tỏa cho mọi người, để xã hội phát triển bền vững.

3, Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói và liên hệ bản thân.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác