logo

Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 1: Tác giả

Hướng dẫn Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát tác giả Hồ Chí Minh

 Soạn văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 1: Tác giả


Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập 

Câu 1 (trang 29 sgk Văn 12 Tập 1):

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh sử dụng văn học như là một công cụ để phụng sự sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải chiến đấu xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.

- Hồ Chí Minh luôn đề cao tính chân thực và những giá trị đặc trưng của dân tộc trong văn học. Bác cũng đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Người nhắc nhở “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo…”

- Khi cầm bút, việc đầu tiên là nghĩ đến mục đích, đối tượng tác phẩm hướng tới để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người tự đặt và trả lời các câu hỏi: mục đích (Viết để làm gì?), đối tượng (Viết cho ai?), nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết như thế nào?)

Câu 2 (trang 29 sgk Văn 12 Tập 1)

Di sản văn học của Hồ Chí Minh: lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại:

a, Văn chính luận

- Những áng văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sao mà còn bằng cả tấm lòng yêu, ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tím vĩ đại với lí lẽ sắc bén, trí tuệ sắc sảo, giàu sức đấu tranh

- Các tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ Thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,…

b, Truyện và kí

- Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và bè lũ tay sai đối với các tầng lớp nhân dân ở thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.

- Sử dụng bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, Bác đã tạo nên được những truyện ngắn với tình huống truyện độc đáo, hình tượng nhân vật sinh động, sắc sảo.

- Các tác phẩm nổi bật như: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành,…

c, Thơ ca

- Tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với tập thơ Nhật kí trong tù – một tập nhật kí bằng thơ được viết khi Người bị Tưởng Giới Thạch giam cầm từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.

- Ngoài ra còn phải kể đến các tập thơ Người làm ở Việt Bắc từ năm 1941 đến năm 1945 và trong thời kì kháng chiến chống Pháp: Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu,…

Câu 3 (trang 29 sgk Văn 12 Tập 1)

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: độc đáo, đa dạng:

- Văn chính luận thì súc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, giàu sức thuyết phục, tính chiến đấu cao.

- Truyện và kí: nghệ thuật trào phúng, châm biếm sâu cay, sắc sảo.

- Thơ ca: tinh tế bày tỏ được những nỗi niềm tâm sự cũng như vẻ đẹp tâm hồn Người:

      + Thơ tuyên truyền: mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.

      + Thơ nghệ thuật: kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại.


Luyện tập

Câu 1 (trang 29 sgk Văn 12 Tập 1)

Bài thơ Chiều tối trong tập Nhật kí trong tù:

- Bút pháp cổ điển:

      + Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

      + Bút pháp thơ Đường: chấm phá, lấy động tả tĩnh, đối lập.

      + Đề tài thơ: bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều.

      + Thi liệu cổ: cánh chim, chòm mây

- Bút pháp hiện đại:

      + Lấy con người làm trung tâm: hình ảnh nhân vật "cô em gái" hiện lên trung tâm của bức tranh với sự khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

      + Hình ảnh người tù cách mạng: lạc quan, với ý chí vượt lên trên hoàn cảnh.

      + Sự vận động của hình tượng: từ bóng tối ra ánh sáng, qua nhãn từ "hồng".

       + Sự bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp

Câu 2 (trang 29 sgk Văn 12 Tập 1)

Những bài học rút ra khi đọc và học những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù

- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, ung dung tự tại.

- Vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để khẳng định giá trị, phẩm chất cao đẹp.

- Lòng yêu nước thiết tha.

- Tình yêu thương con người sâu sắc, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh.

- Tình yêu thiên nhiên


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác