logo

Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 2: Tác phẩm

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Khái quát tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập

 Soạn văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 2: Tác phẩm


Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập

Câu 1 (trang 41 sgk Văn 12 Tập 1):

Bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập:

- Phần 1: Từ đầu đến "không ai chối cãi được": Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản tuyên ngôn.

- Phần 2: Tiếp đến "phải được độc lập": Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn.

- Phần 3: Còn lại: Lời tuyên bố độc lập.

Câu 2 (trang 41 sgk Văn 12 Tập 1):

Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 2: Tác phẩm

Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1791) trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa:

- Tạo điểm tựa vững chắc cho bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

- Thể hiện chiến thuật chiến đấu vừa khôn khéo, vừa kiên quyết của Hồ Chí Minh

+ Khôn khéo: thể hiện thái độ trân trọng những tư tưởng bất hủ của Pháp và Mĩ.

+ Kiên quyết: Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở người Pháp và người Mĩ đừng phản bội lại tổ tiên của mình. Cha ông của họ đã đề ra các quyền tự do và bình đẳng, nhưng con cháu của họ đã đi cướp quyền tự do bình đẳng của các dân tộc khác. Đây chính là chiến thuật gậy ông đập lưng ông, dùng khóa địch để khóa miệng địch nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lược của Pháp, Mĩ.

- Hồ Chí Minh muốn khẳng định vị thế của Việt Nam trong trường quốc tế. Dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng có thể sánh ngang với Pháp và Mĩ. Pháp, Mĩ có tuyên ngôn thì Việt Nam cũng có tuyên ngôn của riêng mình.

=> Qua đó, Hồ Chí Minh đã xác lập được cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập. Người đã khẳng định được lập trường chính nghĩa của dân tộc cũng như cuộc đấu tranh cách mạng của Việt Nam là hoàn toàn chính đáng.

Câu 3 (trang 42 sgk Văn 12 Tập 1):

Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn, tác giả đã khẳng định quyền độc lâp, tự do của Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế:

* Tố cáo tội ác của kẻ thù:

- Chính trị:

          + Không cho nhân dân một chút tự do dân chủ nào.

          + Thi hành những luật pháp dã man.

          + Lập ra 3 chế độ khác nhau để ngăn chặn thống nhất dân tộc.

          + Lập nhà tù nhiều hơn trường học.

          + Thẳng tay chém giết những người yêu nước.

          + Thi hành chính sách ngu dân.

- Kinh tế:

          + Bóc lột nhân dân đến xương tủy

          + Cướp ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

          + Giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng nhập cảng.

          + Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.

          + Không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên, bóc lột công nhân một cách vô cùng tàn nhẫn.

- Quân sự:

          + Khi Nhật đến xâm lược, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng để nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng xiềng xích Pháp và Nhật, gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

          + Thực dân Pháp không bảo hộ nước ta mà trong 5 năm còn hai lần bán nước ta cho Nhật.

          + Thẳng tay khủng bố Việt Minh, đến khi thua chạy còn giết nốt số tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng.

=> Bằng những bằng chứng cụ thể, xác thực, Hồ Chí Minh đã làm hiển hiện bản chất hèn hạ, phản bội và tráo trở của thực dân Pháp.

 

* Khái quát lại cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta

- Nêu lên một sự thật lịch sử: thực dân Pháp đã bán nước ta cho Nhật. Và từ mùa thu năm 1940 nước ta trở thành thuộc địa của Nhật. Chúng ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp

-> Khẳng định công lao to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xoa dịu mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.

- Tóm tắt lại những thành tựu to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

          + Khi Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

          + Đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm, đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ để lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

-> Khẳng định dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập.

Câu 4 (trang 42 sgk Văn 12 Tập 1):

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận

- Bằng lời văn sắc sảo, với sự kết hợp của nghệ thuật liệt kê, nghệ thuật điệp cấu trúc câu, Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác về chính trị, về kinh tế mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là nghệ thuật điệp cấu trúc câu đã giống như những đòn chí mạng lật tẩy toàn bộ bản chất bịp bợm của thực dân Pháp.

- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, người đứng đầu chính phủ nước Việt Nam mới đã bày tỏ trước dư luận thế giới tất cả bộ mặt, tội ác cũng như những luận điệu xuyên tạc, bịp bợm, thổi trắng thay đen của thực dân Pháp. Chính vì vậy, người đọc đã cảm nhận rõ sự sắc bén về tính chiến đấu trong ngòi bút chính luận của Hồ Chí Minh.

- Trong lời tuyên bố độc lập, bằng giọng điệu tự hào, dõng dạc, Hồ Chí Minh đã khẳng định dứt khoát quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, nêu cao ý chí quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ quyền tự do, độc lập mình đã dành được.


 Luyện tập

Bản Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim người Việt vì:

- Tuyên ngôn độc lâp là một văn bản có giá trị lịch sử lớn lao, vừa là tác phẩm văn chương đích thực, xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn trong thời đại ngày nay.

          + Khẳng định quyết tâm chiến đến cùng chống kẻ thù xâm lược của nhân dân Việt Nam.

          + Lời trịnh trọng tuyên bố độc lập của nước Việt Nam.

- Văn bản đã thể hiện nghệ thuật viết văn chính luận mẫu mực của Hồ Chí Minh với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giọng điệu biến đổi đa dạng, linh hoạt.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác