logo

Soạn bài: Tiếng hát con tàu

Hướng dẫn Soạn bài Tiếng hát con tàu chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác phẩm Tiếng hát con tàu

Soạn văn 12: Tiếng hát con tàu


Soạn bài: Tiếng hát con tàu

Câu 1 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

Soạn bài: Tiếng hát con tàu (chi tiết)

- Ý nghĩa của nhan đề bài thơ:

+ Con tàu là hình ảnh mang tính chất biểu tượng cao. Với đặc điểm nổi bật là thường xuyên phải chống trọi với những bão gió trên đại dương, con tàu tượng trưng cho cuộc sống, tương lại gặp nhiều khó khăn thử thách. Nhưng con tàu còn là hình ảnh của những hoài bão, ước mơ, vươn mình ra biển lớn, đi khám phá khắp mọi miền đất mới, đến những chân trời xa lạ chưa ai từng biết. Như vậy, hình ảnh con tàu rẽ sóng vượt trùng dương tượng trưng cho những khát khao được cống hiến, được làm những điều có ích cho đời, góp phần dựng xây đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn.

+ Tiếng hát là lời hiệu triệu, ngợi ca, là khúc nhạc giục giã.

=> Từ việc phân tích hai hình ảnh riêng rẽ trên, ta có thể khái quát lên được ý nghĩa của toàn bộ nhan đề. Nhan đề đã nói lên nội dung chính của bài thơ. Bài thơ là lời hiệu triệu, thúc giục thanh niên hãy lên đường khám phá những vùng đất nước mới, để tìm tòi, dựng xây đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

- Ý nghĩa lời đề từ của bài thơ:

Tây Bắc là cụ thể một vùng đất xa xôi của tổ quốc. Ở lời đề từ này, tác giả muốn ám chỉ rằng bài thơ không chỉ nói đến một vùng đất tự nhiên cụ thể ấy, không chỉ muốn nhắn nhủ mỗi người hãy đi để góp phần dựng xây đất nước, mà Chế Lan Viên còn muốn đề cập đến vùng đất tâm hồn thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người. Đất nước mới, cần một tâm hồn mới, cách tư duy, suy nghĩ mới, vì vậy, mỗi người cần phải biết khám phá tường tận tâm hồn mình, điều chỉnh nó, để biến mỗi người trở thành công dân của một đất nước mới, thời đại mới. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, Chế Lan Viên không được cùng anh em đồng chí lên Tây Bắc mà phải ở lại thủ đô nhận nhiệm vụ. Bởi vậy, lời thơ cũng có thể coi như một lời giãi bày, giải thích của nhà thơ.

Câu 2 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

Bài thơ có thể chia làm 3 phần, theo trình tự mạch diễn biễn của tâm trạng nhân vật trữ tình.

- Hai khổ đầu của bài thơ là những nỗi niềm băn khoăn và lời mời gọi thiết tha lên đường đi Tây Bắc. Bởi vì là lời mời gọi cho nên giọng điệu của khổ thơ vang lên đầy hối hả, gọi mời, liên tục đặt ra những câu hỏi với nhịp điệu ngày càng gấp gáp hơn nữa.

- Chín khổ thơ tiếp theo thể hiện trực tiếp khát khao, mong ước được trở về sống giữa nhân dân, quần chúng lao động thông qua việc gợi nhớ lại những kỉ niệm quân dân đẹp đẽ trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khó của dân tộc.

- Bốn khổ thơ cuối cùng cất lên khúc hát sôi nổi, giục giã lên đường.

Câu 3 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

Tác giả đã thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao khi được gặp lại nhân dân lao động trong khổ thơ:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”.

Tác giả đã dùng liên tiếp 4 phép so sánh. 4 hình ảnh so sánh được liệt kê như nhấn mạnh niềm xúc động khôn nguôi như tuôn dào dạt, không kìm lại được của tác giả khi được gặp lại nhân dân. Cái so sánh ở đây là việc: “con gặp lại nhân dân”. Cái được so sánh lần lượt là “nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa”, “trẻ thơ đói lòng gặp sữa”, chiếc nôi đang ngừng “gặp cánh tay đưa”. Đây là cách liên tưởng thú vị, đầy chân chất, mộc mạc như lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng cũng thấm đượm những tầng triết lí sâu sắc.

- Nhân vật trữ tình được trở về với nhân dân, như trở về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Còn gì hạnh phúc hơn sau bao ngày tháng xa cách, ta được trở về với suối nguồn hạnh phúc.

- Nhân vật được gặp lại nhân dân là một niềm vui mừng khôn xiết, như được tiếp thêm sức sống, trở nên tươi mới và tràn đầy niềm yêu đời, hứng khởi, như cỏ trở nên tươi xanh hơn khi xuân đến, như chim én béo tốt hơn vào đúng vụ mùa thu hoạch.

- Con gặp lại nhân dân như gặp lại người mẹ hiền sau bao lâu xa cách. Mẹ đã trở che, đùm bọc con trong suốt những ngày tháng chiến tranh, đã dè xẻn, chắt bóp từng hạt ngô, hạt lúa để nuôi những đứa con – bộ đội. Con gặp lại mẹ, như được tiếp thêm sức mạnh, động lực để tiếp tục guồng quay của cuộc sống, tiếp tục phấn đấu, xây dựng đất nước.

Câu 4 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

Hình ảnh nhân dân được đặc tả qua hình ảnh của những người anh du kích, thằng em liên lạc, và đặc biệt là mế.

Người anh du kích tuy nghèo khó nhưng đầy nghĩa tình, suốt một đời gian khó chỉ có mỗi một manh áo nâu vá rách, nhưng cuối cùng vẫn trao lại cho “con”. Manh áo là thứ quý giá nhất của người anh du kích, vậy mà anh vẫn trao đi, chứng tỏ tình yêu thương to lớn mà anh giành cho người đồng chí, đồng đội của mình.

Thằng em liên lạc tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã rất dũng cảm làm nhiệm vụ giao liên. Suốt 10 năm kiên trì làm nhiệm vụ, không một lần ngại khó ngại khổ, không một lần làm thất lạc một phong thư nào.

Người mế mái tóc đã bạc trắng nhưng đêm “con” đau vẫn thức trọn để canh cho giấc ngủ của “con”. Đối xử hiền từ như người mẹ ruột với những đứa con của mình.

Cách xưng hô đầy thân mật, thông qua những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt trong gia đình đã nâng tầm quan hệ giữa nhân vật trữ tình và những đối tượng được nhắc đến.

Câu 5 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên là:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

 Câu thơ đã thể hiện quan điểm tình yêu sẽ khiến người gần người hơn, tình yêu thương sẽ khiến con người ta trở nên gắn bó, sống chan hòa và có ý nghĩa hơn.

Câu 6 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

- Chế Lan Viên đã sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, đậm chất suy tư, liên tưởng, khiến cho lời thơ trở nên sâu sắc, giàu sức gợi.

- Hình ảnh con tàu trở thành một hình tượng đặc sắc, trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ khiến cho mạch thơ trở nên logic, mạch lạc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác