logo

Soạn bài: Đò lèn

Hướng dẫn Soạn bài Đò lèn chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác phẩm Đò lèn

Soạn văn 12: Đò lèn


Soạn bài: Đò lèn

Câu 1 (trang 149 sgk Văn 12 Tập 1):

Cái tôi tuổi thơ của Nguyễn Duy đã được tái hiện cụ thể thông qua bài thơ như sau:

- Đi câu cá ở cống Na.

- Theo bà đi chợ.

- Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật.

- Hái trộm nhãn của nhà chùa.

- Đi xem hát văn, lễ đền Sòng, đền Cây Thị.

Những hành động này cho thấy đây là một cậu bé đầy hồn nhiên, tinh nghịch, có một tuổi thơ sống động, với biết bao kí ức khó quên, đặc biệt là những kí ức xoay quanh cuộc sống thôn quê với hình ảnh người bà.

Câu 2 (trang 149 sgk Văn 12 Tập 1):

Soạn bài: Đò lèn (chi tiết)

Thông qua bài thơ này, tác giả cũng đã trực tiếp bày tỏ tình cảm sâu nặng với người bà của mình.

Bà hiện lên trong cuộc sống dân dã đời thường đầy vất vả, khi thì đi mò cua bắt ốc, lúc lại lặn lội đi gánh chè trong những đêm đông đầy giá lạnh.

Bà còn hiện lên trong thế đối sánh với những tín ngưỡng truyền thống, với đời sống tâm linh của thánh thần, tiên phật. Cũng như bao người đàn bà thôn quê nào khác, bà thành kính trước những tín ngưỡng ấy, có một niềm tin không dễ lung lay trước những giá trị văn hóa xưa cũ ấy. Dù cho cuộc sống có vất vả như thế nào, dù có phải chịu mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, nhà cửa bị tàn phá, chùa chiền cũng bị tàn phá theo, thế nhưng sức sống, niềm tin của bà thì vẫn không gì có thể lung lay được.

Tuy thế, thuở còn nhỏ, nhà thơ chưa thể cảm nhận được những nỗi niềm mà bà phải trải qua, cậu bé vẫn ngây thơ sống trong thế giới tuổi thơ của mình mà không biết bà đã vất vả như thế nào. Chính điều này khiến cho khi nhà thơ đã trưởng thành, nhớ lại những hồi ức ấy lại trở nên ân hận, và càng thêm yêu thương và biết ơn bà.

Câu 3 (trang 149 sgk Văn 12 Tập 1):

Cả hai bài thơ đều là những tình cảm thiết tha của cháu dành cho bà. Tuy nhiên, ở mỗi bài thơ lại có một cách thể hiện khác nhau.

Ở Đò Lèn, đó là tình yêu tha thiết đi kèm với một niềm hối hận khôn nguôi, bởi khi nhận ra bà đã vất vả như thế nào thì cũng đã quá muộn rồi.

Còn ở Bếp lửa, tình yêu thương, sự thấu hiểu đến ngay từ khi đứa cháu còn rất nhỏ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác