logo

Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp (chi tiết)


Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp (chi tiết)


I. Phép lặp cú pháp

Câu 1 (trang 150 sgk Văn 12 Tập 1):

a. Ở đây, có sự lặp lại của cấu trúc “Sự thật là”, theo mô hình như sau:

P (thành phần phụ tình thái) – C (chủ ngữ) – V1 (vị ngữ 1) – V2 (vị ngữ 2).

Kết cấu lặp lại ấy nhấn mạnh, khẳng định vào ý kiến được nêu ra ở vị ngữ thứ nhất, và phủ định ý kiến ở vị ngữ 2.

Không chỉ vậy, còn lặp lại cấu trúc “dân ta…’’ Điều này nhấn mạnh vào chủ thể của hành động, chính nhân ta, chứ không phải ai khác đã đứng lên lật đổ ách nô lệ, chính nhân dân ta đã đứng lên giành lấy chính quyền. Cho nên, kết luận lại, chính nhân dân sẽ là đối tượng được hưởng các quyền độc lập, tự do, bình đẳng mà tác giả sẽ nêu ra ở phần sau của đoạn văn này.

b. Lặp cấu trúc: kết thúc bằng “của chúng ta”, mở đầu bằng “những”

Phép lặp này đã khẳng định đầy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân ta, đồng thời, bộc lộ tình yêu nước tha thiết, niềm tự hào, xúc động khôn nguôi đối với cảnh sắc quê hương đất nước trong tâm thế của một đất nước, dân tộc độc lập, tự do.

c. Lặp cấu trúc “Nhớ sao” thể hiện nỗi nhớ da diết, tuôn trào đối với những cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt ở Việt Bắc.

Câu 2 (trang 151 sgk Văn 12 Tập 1):

a. Ở mỗi câu thì đều có sự đối lập tương ứng về cả số tiếng, về loại từ, về kết cấu ý nghĩa.

b. Ở trường hợp này, phép đối còn đòi hỏi ở một mức độ cao hơn, vừa đối số tiếng, lại đối cả từ loại, về nghĩa tương ứng của từng từ trong câu.

c. Phép đối ở câu thơ đường Luật cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ về kết cấu ngữ pháp, về từ vựng và ngữ nghĩa, về số lượng.

d. Phép đối trong trường hợp văn biền ngẫu thì thường chỉ đối trong một câu văn.

Câu 3 (trang 151 sgk Văn 12 Tập 1):

Các câu văn, câu thơ có sử dụng phép lặp:

“Thuở nhỏ…” (bài Đò Lèn): thể hiện nỗi nhớ sâu sắc của đứa cháu dành cho người bà.

“Con nhớ…” (bài Tiếng hát con tàu): thể hiện niềm xúc động, tình cảm thiết tha sâu nặng của nhân vật trữ tình với người dân Tây Bắc.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước”. (Sóng – Xuân Quỳnh) Thể hiện những tâm trạng khác nhau của người con gái khi yêu.


II. Phép liệt kê

a. Phép liệt kê kết hợp với cấu trúc lặp cú pháp đã nhấn mạnh sự đối đãi công bằng, đầy tình nghĩa của Quốc công tiết chế đối với tướng sĩ của mình.

b. Đoạn văn đã nhấn mạnh đến những tội ác mà thực dân đã gây ra cho nhân dân đất nước ta.


III. Phép chêm xen:

Câu 1 (trang 152 sgk Văn 12 Tập 1):

- Các bộ phận in đậm trong các ví dụ trên đều nằm ở vị trí cuối câu hoặc giữa câu, nhằm mục đích bổ sung thêm thông tin cho câu.

- Trong câu, các bộ phận trên được tách ra bằng các dấu câu: dấu phẩy, gạch ngang, hoặc là ngoặc đơn.

Câu 2 (trang 153 sgk Văn 12 Tập 1):

Tố Hữu, nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam, đã sáng tác nên tác phẩm “Việt Bắc” trong không khí bồi hồi xúc động, đầy luyến lưu khi phải rời thủ đô cách mạng Việt Bắc, để trở về với thủ đô Hà Nội. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, sự bịn rịn, những tình cảm thiết tha không nói nên lời của nhà thơ với núi rừng, với tình người Việt Bắc, nơi đã nuôi dưỡng cán bộ cách mạng, như người mẹ hiện nuôi dưỡng những đứa con của mình. Bài thơ có thể coi như một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của thơ ca cách mạng nước ta.

Tác dụng: nêu thêm thông tin về tác giả, thêm thông tin về địa danh Việt Bắc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác