logo

Soạn bài: Tây tiến (Bản 2)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tây tiến (Bản 2) chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Khái quát về tác phẩm Tây tiến

Soạn văn 12: Tây tiến (Bản 2)


Soạn bài: Tây tiến (Bản 2)

Câu 1 (trang 90 sgk Văn 12 Tập 1):

Bài thơ có bố cục 4 phần, tương ứng với mỗi đoạn thơ là một phần. Cụ thể như sau:

- Đoạn 1( 14 câu thơ đầu ): Nỗi nhớ da diết tha thiết của Quang Dũng về con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến ( thiên nhiên và con người )

+ Nhà thơ thể hiện trực tiếp nối nhớ chiến trường, nỗi nhớ về một miền đất vừa có chiến tranh ác liệt, nhưng cũng có những lúc hết sức trữ tình, nên thơ.

+ Ở những năm tháng đó ông và đồng đội của mình đã cùng ăn cùng ở cùng chiến đấu, hoàn thành sứ mệnh bảo vệ Tổ Quốc

- Đoạn 2: 8 câu thơ tiếp theo

+ Nỗi nhớ của nhà thơ về một đêm hội liên hoan giữa quân và dân tại vùng biên giới Việt Lào . Đêm liên hoan ấy có ánh sáng có ca nhạc nhảy múa, có những cô em xóm núi e ấp

+ Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

- Đoạn 3 ( 8 câu thơ tiếp ): Bức chân dung tự họa về người lính tây tiến với vẻ đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn và sự hi sinh của người lính. Vẻ đẹp ấy vừa hào hùng mà cũng rất mực tài hoa và một cái chết đầy bi tráng. Đoạn thơ được nhà thơ sử dụng các từ Hán Việt thể hiện sự kính trọng của QD với những người đồng đội và sự trang trong trong “ tang lễ” của họ, tiễn họ về với đất mẹ

- Đoạn 4 ( 4 câu thơ cuối ): Khúc vĩ thanh của bài thơ, là lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và Tây Bắc, qua đó cũng bộc lộ nỗi nhớ của tác giả về một thời máu lửa vừa oai hùng vừa thơ mộng. Những kí ức này ông sẽ ko bao giờ quên, nó luôn tồn tại trong tâm thức của tác giả một cách da diết và day dứt

=> Nỗi nhớ là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, xuyên suốt từ đầu cho đến cuối bài thơ. Các đoạn được liên kết với nhau bởi mạch ngầm về nỗi nhớ của nhà thơ trước cảnh và người.

Câu 2 (trang 90 sgk Văn 12 Tập 1)

a, Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên tây tiến hiện lên ở chỗ đó là một bức tranh vừa hùng vĩ lại vừa trữ tình nên thơ.

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dộiđược thể hiện qua:

+ Tên các địa danh:

* Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch… Những cái tên địa danh chỉ nghe thôi đã thấy chùn chân mỏi gối, những địa danh chưa bao gờ được nghe dến,nó thuộc về một vùng miền núi xa xôi nào đó mà những người lính của chúng ta chưa bao giờ được đặt chân tới.

* Như vậy chỉ bằng tên các địa danh QD đã rất tài hoa khi khắc họa sự khắc nghiệt của thiên nhiên, mở đầu cho con đường hành quân đầy gian lan vất vả phía trước

+ Khí hậu hết sức khắc nghiệt: “sương lấp đoàn quân mỏi”.

* Những cuộc hành quân qua đi và những cuộc hành quân tiếp theo có lẽ QD không thể nào quên được những cuộc hành quân đầu tiên của đoàn quân Tây Tiến trong màn sương mù dày đặc của miền núi Tây Bắc. Trong màn sương ấy hình ảnh đoàn binh hiện lên mờ ảo thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc và ý chí kiên cường của những người lính.

* Bằng việc sử dụng động từ “lấp” kết hợp với từ “mỏi” QD đã hé lộ đằng sau hình ảnh quân hùng dũng ra trận là những đoàn quân mệt mỏi rã rời. Nhưng có lẽ đoàn quân mỏi nhưng ý chí thì không bao giờ mỏi, họ sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo về Tổ Quốc

+ Thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm”

* với âm thanh của thác gầm thét của cọp trêu ngươi chứa đầy những hiểm nguy, đe dọa của thác, của cọp. Nhưng sự nguy hiểm sự đe dọa này không chỉ diễn ra trong một hai ngày mà nó diễn ra thường xuyên chiều chiều , đêm đêm.

* Bằng những nét vẽ đầy táo bạo, gân guốc Quang Dũng đã tái hiện lại những đêm hành quân đầy nguy hiểm. Đó không chỉ là những khó khăn về địa hình, mà còn là những khó khăn bởi “chúa tể của muôn loài”.

+ Không gian hiểm trở, cách biệt của dốc núi được thể hiện qua :

* những từ ngữ mang tính tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” với những thanh trắc dày đặc trong câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” (5/7 thanh trắc), để diễn tả sự hiểm trở, dữ dội hoang vu, heo hút của núi rừng miền tây, khiến những khó khăn của núi non ấy như dựng thành hình, thành khối, 1 bên là vách núi hiểm trở, 1 bên là vực sâu hun hút. Còn gì khó khăn hơn khi sự khúc khuỷu gồ ghề của núi được thể hiện nhay trong câu thơ.

* “Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống”: điệp từ ngàn thước kết hợp với dấu phẩy được đặt ở giữa làm cho câu thơ được tạo thành 2 vế tiểu đối, câu thơ bẻ đôi diễn tả con dốc với độ cao rợn ngợp, độ sâu vời vời. Hình ảnh núi rừng Tây Bắc hiện ra thật trùng điệp đầy rợn ngợp và đó cính là con đường hành quân mà những người lính phải đi qua

* Từ “heo hút” gợi cảm giác hoang vắng, xa xôi, lạnh lẽo. Không chỉ khắc nghiệt về thiên nhiên về dốc núi mà ở Tây Bắc còn thiếu vắng con người, khiến cho cuộc hành quân này càng thêm gian nan vất vả

- Bức tranh thiên nhiên trữ tình, nên thơ được thể hiện qua:

+ hình ảnh: “hoa về trong đêm hơi”

* Từ hoa có nhiều cách hiểu: hoa có thể là đuốc hoa soi đường đi, cũng có thể hoa là hương hoa rừng lan tỏa khắp không gian con đường hành quân

* Dù hiểu theo cách nào thì đây cũng là 1 hình ảnh đẹp đầy thơ mộng, lung linh mờ ảo trong đêm sương của núi rừng Tây Bắc

           + hình ảnh “súng ngửi trời”: 1 hình ảnh ước lệ đầy tính thi vị và lãng mạn, hình ảnh mây trời được đặt ngang tầm mũi sũng thể hiện sự tinh nghịch tâm hồn trẻ trung của những người lính. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng họ lúc nào cũng đầy ý chí chiến đấu tâm hồn trẻ trung đầy hoang dại để đi tới “ Khó khăn nào cũng vượt qua/ Kẻ thù nào cũng đánh thắng”

           + “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Sau chặng đường leo dốc đầy gian nan vất vả, người lính dừng chân trên đỉnh núi và đưa tầm mắt ra xa. Họ thấy thấp thoáng trong những cơn mưa phủ trắng xóa là những ngôi nhà ẩn hiện, gợi sự ấm áp và nỗi nhớ quê hương trong lòng mỗi người lính. Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” toàn thanh bằng gợi cảm giác nhẹ nhõm, như sau khi vượt qua những hiểm trở, khúc khuỷu, người lính có những phút giây yên bình đến lạ.

 Hình ảnh mưa xa khơi là một hình ảnh đẹp và đầy thơ mộng!

=> Chất thi vị, thơ mộng của miền tây gắn liền với những bóng chiều màn đêm, sương khói: “đêm hội, hội đuốc hoa, chiều sương, hoa về, …” tất cả phủ lên bức tranh miền tây một màn sương khói bảng lảng, mơ màng, thi vị. Sương khói của miên tây hay chính là sương khói của nỗi nhớ.

b, Hình ảnh đoàn quân tây tiến.

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được thể hiện gián tiếp thông qua sự miêu tả thiên nhiên của QD. Qua đó bộc lộ hình ảnh người lính vừa can trường dũng cảm vừa thơ mộng trẻ trung đầy chất lính.

+ Họ là những con người hào hùng, không ngại khó khăn, gian khổ với một ý chí kiên cường, vượt lên trên mọi thử thách, hiểm nguy. Những khó khăn của vùng núi càng làm nổi bật rõ những phẩm chất đáng quý ấy của họ.

+ Những người lính hồn nhiên, tếu táo. Hình ảnh “Súng ngửi trời” hiện lên     đầy ngạo nghễ, là một cái nhìn đầy tinh nghịch của những người lính.

- Hình ảnh người lính được thể hiện trực tiếp qua câu thơ:

+ “Anh bạn … bỏ quên đời”:

* Đỉnh cao nhất của sự dũng cảm là những người lính không hề sợ cái chết. Nhà thơ không tránh né cái chết, mà trái lại, cái chết được đề cập nhiều lần trong bài thơ, thông qua những hình ảnh như: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” Đây là một cách nói giảm nói tránh làm bớt đi những đau thương, mất mát của cái chết, và đồng thời tô đậm thêm nét bi hùng của người lính tây tiến. Dường như những người lình chỉ đang nghỉ ngơi sau quãng đường hành quân vất vả.

* Cách nói “bỏ quên đời” càng tô đậm thêm vẻ đẹp cho những người lính. Họ ra đi vì gia đình vì quê hương vì Tổ quốc, trong họ luôn có tấm lòng hào kiệt sẵn sàng chết vì tương lai của đất nước vì vậy họ ra đi khi tuổi còn xanh và coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Đối với họ “bỏ quên đời” ko phải là hết, linh hồn của học sẽ mãi đi theo đoàn quân Tây Tiến để tiếp tục chiến đấu.

+ “Nhớ ôi…nếp xôi”:

* Những người lính tây tiến còn mang vẻ đẹp hào hoa. Đó là những người lính ra đi từ thủ đô ngàn năm văn hiến, những người lính với những tình cảm quân dân ấm áp. Nhớ về tây tiến đối với họ cũng là nhớ về mảnh đất Mai Châu với hương thơm của cơm nếp, với hình ảnh của khói lam chiều.

* “mùa em” có nhiều cách hiểu, tuy nhiên có thể hiểu mùa em ám chỉ những cô gái đẹp ở bản làng nơi người lính Tây Tiến nghỉ dừng chân. Hình ảnh này cho thấy tâm hồn trẻ trung nhiệt thành của những người lính Tây Tiến

* Có thể liên hệ tới 4 câu thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên:

                           Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

                           Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng

                           Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

                           Bữa xôi dầu còn tỏa nắng mùi hương

Câu 3 (trang 90 sgk Văn 12 Tập 1)

=> Đến đoạn thơ thứ hai, thiên nhiên tây bắc hiện lên với những nét chấm phá về song nước miền tây, thông qua những hình ảnh như: chiều sương, hồn lau, hoa đong đưa,… Đây là một bức tranh thiên nhiên trữ tình, đẹp như một bức tranh thủy mặc của những thi sĩ đời xưa vậy.

- Thời gian: trong một buổi chiều sương, hình ảnh này gợi lên những chiều hoàng hôn, sương giăng bảng lảng khắp dặm đường hành quân, đầy trữ tình nên thơ.

- Không gian: trên sông nước

- Hình ảnh:

+ “hồn lau nẻo bến bờ” lại như có sức sống, biết lay động theo hành trình của người chiến sĩ. Cảnh vật cũng như mang linh hồn, như cũng biết nhớ thương, gắn bó, lưu luyến người lính ở lại.

+ Hình ảnh “hoa đong đưa” như đang mời gọi, như đang cố gắng bày tỏ mối tình thân thiết của mình với đội quân vậy.

Những hình ảnh thiên nhiên ấy cũng có thể chính là những hình ảnh ẩn dụ cho con người tây bắc. Những con người hồn hậu, chân tình, với hình ảnh “nàng”

+ “nàng e ấp” đại diện cho những người con gái tây bắc vừa mang vẻ đẹp duyên dáng, mà lại vừa e thẹn, tinh tế, giống như câu thơ của Nguyễn Du “tình trong như đã mặt ngoài còn e”.

+ Người con gái ấy còn mang vể đẹp khỏe khoắn của lao động thông qua hình ảnh “dáng người trên độc mộc”.

Câu 4 (trang 90 sgk Văn 12 Tập 1):

Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến hiện lên vừa mang vẻ đẹp bi tráng vừa mang vẻ đẹp hào hoa lãng mạn

- Hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ thứ 3 đầy bi tráng:

+ cụm từ “không mọc tóc” vừa diễn tả thực trạng nhưng cũng vừa nói lên được ý chí, tinh thần của những người lính. Họ bị những cơn sốt rét rừng hành hạ, khiến cho tóc rụng hết hoặc cũng có thể họ cắt tóc để giảm đi những thiếu thốn trong cuộc sống sinh hoạt. Nhưng thông qua khẩu khí của câu thơ ta bỗng thấy những nối đau ấy hiện lên nhẹ bẫng, không có gì đáng nói cả.

+ quân xanh màu lá: câu thơ có nhiều cách hiểu có thể là màu xanh của lá ngụy trang hoặc cũng có thể là sự xanh sao do những cơn sốt rét rừng mang lại. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng diễn tả được phần nào cuộc sống khắc nghiệt nơi núi rừng Tây Bắc

+ Không chỉ coi thường bệnh tật, sức mạnh nội tại của những người lính tỏa ra còn có thể khiến chúa tể sơn lâm phải sợ sệt. Điều đó được thể hiện qua những hình ảnh: “mắt trừng”, “dữ oai hùm”.

* Mắt trừng: ánh mắt mở to hướng về biên giới nơi có giặc thể hiện ý chí vượt lên khó khăn để đánh bại kẻ thù, dường như những khó khăn ở thực tại ko những làm yếu lòng các chiến sĩ mà còn tăng sức mạnh cho họ

* Dữ oai hùm: ở đoạn thơ trước QD đã nói đến sự nguy hiểm của núi rừng TB “đêm đêm MH cọp trêu người” thì đến câu thơ này đã giúp cho ta hiểu rằng: Dường như ở một nơi nguy hiểm như ở TB thì những người lính cũng phải dữ oai hùm để thắng thế và chế ngự thiên nhiên

+ Chất bi tráng còn được thể hiện thông qua việc coi nhẹ cái chết và qua cách sử dụng các từ Hán Việt đầy trang trọng trong câu thơ “Áo bào thay chiếu  anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

* Người lính viễn chinh như được khoác lên mình tấm áo của sự trang trọng, nó xóa nhòa đi hiện thực khốc liệt mà họ đang phải trải qua. Cái chết của họ như được bất tử hóa, anh hùng hóa, lưu danh vào sử xanh vậy. Qua đó thể hiện sự tiếc nuối sự kính trọng và biết ơn của tác giả với sự hy sinh của những người lính

* Sông Mã gắn liền xuyên suốt con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến, là nhân chứng chứng kiến mọi vui buồn và cả sự hy sinh của người lính. Do đó, kể cả khi hy sinh sông Mã vẫn đồng hành cùng để đưa những người lính về với đất mẹ “ sông Mã gầm lên khúc độc hành” đầy trang trọng. Cái chết của họ được đưa tiễn bởi thiên nhiên, được thiên nhiên bày tỏ niềm xót thương vô hạn thông qua cái gầm của thác.

- Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

+ Đó là giấc mơ về Hà Nội, về hình ảnh người yêu, người vợ đang chờ đợi mình ở thủ đô xa xôi “ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: có lẽ động lực sau sự vất vả mệt nhọc và đầy sự hy sinh ấy là hình ảnh của gia đình quê hương mà hơn hết đó là một bóng kiều thơm. Đây là một trong những chi tiết làm cho bài thơ ko được đánh giá cao bởi khi ấy người ta cho rằng đây chỉ là mộng rớt của đấng anh hùng làm cản trở họ. Nhưng sau sự trôi đi của thời gian thì đến nay bài thơ đã khẳng định được giá trị của nó.

+ Người lính hào hoa còn bởi ước mơ, giấc mộng mà mình mang trong đầu “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”:

* Đời xanh: là tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất của một đời người

* Họ ra đi vào lúc tuổi còn xanh còn bao ước mơ hạnh phúc nhưng chỉ cần TQ lên tiếng kêu gọi thì họ sẽ luôn chiến đấu với lí tưởng sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng từ bỏ tuổi trẻ, hạnh phúc cá nhân để đánh đổi lấy tự do, lấy hạnh phúc của quốc gia, dân tộc.

Câu 5 (trang 90 sgk Văn 12 Tập 1)

- Cả bài thơ là dòng hồi tưởng của Quang Dũng, nhà thơ nhớ về vùng núi tây bắc, nhớ về những người đồng đội cùng mình vào sinh ra tử, nhớ về những mối tình quân dân ấm áp, thấm đượm nghĩa tình. Giữa hiện thực ở Phù Lưu Chanh, và quá khứ nơi Tây bắc tổ quốc ấy là một nối nhớ thăm thẳm, là cả một khoảng thời không không dễ gì xóa nhòa.

- Những người lính đã từng gắn tuổi trẻ mình với Tây tiến, đã từng trải qua biết bao gian khổ thì “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” cũng là một điều dễ hiểu. Binh đoàn Tây tiến không chỉ in dấu trong trái tim mỗi người lính mà còn ghi vào một trang vàng trong lịch sử dân tộc.


Luyện tập:

Tây tiến (Bản 2)

Câu 1:

- Bút pháp trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là bút pháp hiện thực. Nhà thơ đã khắc họa hình tượng người lính để từ đó làm nổi bật tình cảm đồng chí, đúng như nhan đề của bài thơ vậy.

+ Tình đồng chí được thể hiện thông qua những khía cạnh như: Có cùng xuất thân từ những người lính nông dân chân chất, thật thà, từ bỏ cuộc sống cái cày cái cuốc cầm lên cây súng bảo vệ quê hương. Họ cùng trải qua những khó khăn thiếu thốn, vất vả của cuộc chiến, cùng chia sẻ với nhau từng khó khăn, gian khổ,… Chính vì thế họ đã trở thành đồng chí của nhau.

+ Nhà thơ Chính Hữu triển khai bài thơ với những nét vẽ đậm màu hiện thực khốc liệt, về sự nghèo đói của quê hương, về sự thiếu thốn trang thiết bị vật chất, về những cơn sốt rét rừng mà người lính phải chịu đựng.

- Còn Quang Dũng ông sử dụng cả 2 bút phát: bút pháp tả thực và lãng mạn. Tuy nhiên xuyên suốt cả bài thơ cảm hứng lãng mạn đã chi phối cách nhìn của Quang Dũng, nó khiến nhà thơ viết nên những vần thơ đầy hào hùng mà cũng rất mực tài hoa. Hiện thực khắc nghiệt của thiên nhiên của chiến trường của những đói khổ nơi rừng thiêng nước độc đã được tác giả lãng mạn hóa thi vị hóa khiến cho cảm xúc của bài thơ bớt đau thương và có gì đó rất đẹp rất nên thơ in mãi trong tâm trí người đọc

Câu 2:

Người lính tây tiến hiện lên trong tác phẩm với những dấu ấn nổi bật sau:

- Họ đều là những người con của thủ đô, là những ngưởi trẻ tuổi còn đang ngôi trên giảng đường đại học, nên cuộc chiến đối với họ còn mang đầy màu hồng của những ước mơ và lí tưởng.

- Người lính mang vẻ đẹp bi tráng, với những khó khăn gian lao vất vả mà họ phải chịu đựng trên bước đường hành quân. Thiên nhiên tây bắc càng khắc nghiệt càng làm nổi bật thêm vẻ đẹp bi tráng của những người lính. Tuy khó khăn vất vả, nhưng người lính không một lần từ bỏ, sẵn sàng đối diện với hiểm nguy, chết chóc.

- Người lính Tây Tiến còn mang trong mình vẻ đẹp hào hoa lãng mạn, trẻ trung đầy chất lính. Cũng phải thôi bởi họ đều là những người trẻ tuổi ra đi khi vẫn còn xanh và có lẽ cũng bởi trong cái khắc nghiệt cuarcon đường hành quân ấy họ phải thật lạc quan vui vẻ đối diện với nó thì sự hy sinh này mới xứng đáng mới giết được giặc bảo vệ TQ để có thể trở về thủ đô yêu dấu.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác