logo

Soạn bài: Người lái đò sông Đà

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Người lái đò sông Đà chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Khái quát về tác giả Nguyễn Tuân

 Soạn văn 12: Người lái đò sông Đà


Soạn bài: Người lái đò sông Đà

Câu 1 (trang 192 sgk Văn 12 Tập 1):

Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu vô cùng kĩ lưỡng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà. Bằng chứng là:

- Hàng loạt những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau đã được Nguyễn Tuân vận dụng một cách tài tình, linh hoạt trong tác phẩm của mình. Có lúc thì nhà văn hóa thân thành một người quay phim đại tài, lộn ngược máy quay xuống tận đáy sông để quay hắt lên bắt trọn những dòng xoáy nước đầy hung bạo. Lúc nhà văn lại như hóa thành một vị tướng lão luyện, bắt trọn những chiêu thức bày binh bố trận của thạch trận hung hãn trên dòng sông Đà. Có những lúc, những kiến thức thể thao lại được đưa vào một cách khéo léo, khiến người đọc cảm giác như được chứng kiến một trận đấu thể thao thực sự.

- Không chỉ đưa vào những kiến thức thuộc nhiều ngành khoa học, Nguyễn Tuân còn đưa ra nhiều điểm nhìn, lúc thì từ cao nhìn xuống thấp, lúc lại từ dưới thấp nhìn ngược lên cao, có những lúc thì ngồi thuyền nhìn sang hai bên bờ sông, lúc lại hóa thân thành cảnh vật bên bờ mà nhìn theo dòng đi của con thuyền.

- Nguyễn Tuân đã trực tiếp tham gia vào hành trình vượt thác cho nên những điều ông viết ra hết sức chân thật, cụ thể và sống động.

Câu 2 (trang 192 sgk Văn 12 Tập 1):

Soạn bài: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) (chi tiết)

Những biện pháp nghệ thuật đã được Nguyễn Tuân sử dụng để khắc họa con sông Đà hung bạo là:

- Biện pháp nghệ thuật so sánh:

+ So sánh lòng sông Đà như một cái yết hầu, thắt chặt lại ở giữa như không muốn cho bất kì con thuyền nào đi qua.

+ Gió cuồn cuồn quanh năm suốt tháng như đòi nợ một cách vô lí bất kì người lái đò nào vô tình đi qua đó.

+ Nước thì sặc lên như một cái cống cái vậy.

- Phép điệp từ: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, mọi thứ như dính chặt lấy nhau cuồn cuộn gầm gào đầy hung bạo, lớp sau nối tiếp lớp trước, đá tiếp sóng, sóng tiếp gió tạo thành những thử thách vô cùng vất vả cho ông lái đò.

- Phép nhân hóa: biến thác nước như trở thành một con người biết than khóc, trách móc, lúc lại như van xin, như gầm siết,…rất nhiều những cung bậc phức tạp khác nhau của cảm xúc.

- Phép liên tưởng, tưởng tượng ra một anh quay phim táo bạo, chìm hẳn mình mà máy quay xuống dòng nước dữ để bắt cho kì được những khoảnh khắc kì vĩ nhất của dòng nước sông Đà.

Câu 3 (trang 192 sgk Văn 12 Tập 1):

Tuy nhiên, khi dòng chảy sông Đà trở nên trữ tình, mềm mại hơn, cách viết của tác giả cũng dường như trở nên mềm mại và đầy trữ tình.

Nhà văn đưa ra nhiều điểm nhìn để bao quát trọn vẹn cái trữ tình nên thơ của dòng Đà giang:

Lúc thì nhìn từ trên cao thấy dòng sông “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc mây trữ tình”, mềm mại đầy quyến rũ. Nhà văn thấy dòng nước sông Đà biến đổi theo từng mùa, nhưng lúc nào cũng đẹp, cũng nên thơ chứ không nhờ nhờ một thứ màu xanh canh hến.

Lúc thì Nguyễn Tuân lại dạo chơi hai bên bờ sông, thấy như lạc về một thời tiền sử xa xôi lắm, thấy lòng mình an yên, thanh tĩnh lạ thường, như gặp được một khoảnh khắc hiếm hoi trong thơ Đường cổ, như được nối tiếp giấc chiêm bao đang dở dang của mình vậy.

Nhà văn đi trên thuyền mà thấy cảnh vật lặng yên như tờ vậy, như là một bức tranh thiên nhiên tràn dầy sức sống.

Câu 4 (trang 192 sgk Văn 12 Tập 1):

Hình tượng người lái đò sông Đà hiện lên thành hình thành khối dưới ngòi bút giàu sức gợi của Nguyễn Tuân trong trận chiến ác liệt với dòng thác dữ.

Thứ nhất, ta nhận thấy đó là một người lại đò đầy dũng cảm và vô cùng mưu trí.

- Thạch trận sông Đà vô cùng hiểm ác, nó bày trăm mưu ngàn kế với ba lớp thành nhằm ngăn chặn bước đi của con thuyền. Con sông Đà càng hung bạo thì sự dũng cảm của người lái đò càng hiện lên rõ nét.

- Cả thiên nhiên sóng nước sông Đà như hợp sức lại cản trở ông lái đò, thế nhưng, chỉ với một chiếc cán chèo trong tay, ông lái đò đã khéo léo vượt qua con sóng dữ.

- Đối với thạch trận, ông am hiểu từng hòn đá nơi này, đối với mỗi hòn ông lại đưa ra cách xử trí riêng. Ông lái đò hiện lên như một vị tướng dũng mãnh, một mình một mái chèo chế ngự thiên nhiên hung hãn.

- Kết quả của trận chiến, ông giành chiến thắng áp đảo. Ông khiến bọn đá nơi đây đành phải tiu nghỉu tâm phục khẩu phục và để con thuyền tiếp tục cuộc hành trình.

Tiếp theo, ta còn nhận thấy, ông lái đò là một con người đầy tài hoa nghệ sĩ.

- Theo Nguyễn Tuân nhận xét, ông là một tay lái ra hoa. Bất cứ nghề gì cũng vậy, cần một mức độ chăm chút nhất định đối với từng công việc mà mình làm, dù là nhỏ nhất. Ông lái đò chăm chút cho công việc lái đò của mình, rèn luyện nó, để có thể trở nên thuần thục, và nhẹ nhàng điều khiển con thuyền.

- Ông có trí nhớ rất kĩ lưỡng về thạch trận đá sông Đà.

- Sau khi vượt dòng thác dữ, ông không hề cảm thấy tự hào hay tự mãn về thành quả của mình mà bình dị châm điếu hút thuốc.

Câu 5 (trang 193 sgk Văn 12 Tập 1):

- Lựa chọn câu văn: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc mây trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

- Như sợ người đọc không cảm nhận được độ trải dài bất tận của con sông Đà, nhà văn sử dụng một câu văn tưởng như không thể dài hơn để miêu tả con sông này. Ta cảm giác như đi mãi, đi mãi không hết chiều dài con sông Đà. Đi đến đâu cũng vẫn thấy sông Đà thật đẹp, thật trữ tình, nên thơ với mây khói, sông nước, với những đốm lửa đỏ lập lòe của hoa gạo tháng hai,…


Luyện tập

1. Đọc tác phẩm

2. Chọn đoạn văn miêu tả con sông Đà hung bạo:

+ So sánh lòng sông Đà như một cái yết hầu, thắt chặt lại ở giữa như không muốn cho bất kì con thuyền nào đi qua.

+ Gió cuồn cuồn quanh năm suốt tháng như đòi nợ một cách vô lí bất kì người lái đò nào vô tình đi qua đó.

+ Nước thì sặc lên như một cái cống cái vậy.

+ Phép điệp từ: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, mọi thứ như dính chặt lấy nhau cuồn cuộn gầm gào đầy hung bạo, lớp sau nối tiếp lớp trước, đá tiếp sóng, sóng tiếp gió tạo thành những thử thách vô cùng vất vả cho ông lái đò.

+ biến thác nước như trở thành một con người biết than khóc, trách móc, lúc lại như van xin, như gầm siết,…rất nhiều những cung bậc phức tạp khác nhau của cảm xúc.

+ Phép liên tưởng, tưởng tượng ra một anh quay phim táo bạo, chìm hẳn mình mà máy quay xuống dòng nước dữ để bắt cho kì được những khoảnh khắc kì vĩ nhất của dòng nước sông Đà.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác