logo

Soạn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (chi tiết)


Soạn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (chi tiết)


I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

1.

a. Luận điểm nêu ra trong câu không được chứng minh bằng những lí lẽ phù hợp, cho nên để đoạn văn trở nên đúng đắn hơn thì nên thay đổi cách đặt vấn đề, hoặc giữ nguyên vấn đề ấy thì phải thay đổi cách triển khai nó.

b. Luận điểm trong ví dụ này tuy đã được chứng minh, nhưng cách nêu ra luận điểm rõ ràng là vẫn còn dài dòng, không dứt khoát và đi vào nội dung chính muốn đề cập. Để đoạn văn trở nên rõ ràng và người đọc dễ nắm bắt hơn, thì người viết nên sửa câu chủ đề cho gãy gon ý.

c. Luận điểm và dẫn chứng nêu ra trong ví dụ này rõ ràng là thiếu sự liên kết cần thiết, khiến mạch văn trở nên rời rạc, không rõ ràng.

2. Sửa lỗi

a. Có thể thay từ “vắng vẻ” bằng từ “lặng lẽ”. Bởi “lặng lẽ” thì sẽ thể hiện rõ tư tưởng mà phần sau của đoạn văn trình bày hơn.

b. Có thể viết ngắn gọn câu văn chủ đề thành: “Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh”. Như thế câu văn trở nên ngắn gọn, đi đúng vào chủ đề và người đọc có thể tiếp cận dễ hơn.

c. Có thế sửa câu văn chủ đề thành: “Văn học dân gian là một kho tang quí báu về nhiều lĩnh vực khác nhau đã được cha ông ta đúc kết từ xa xưa”.


II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ

1.

a. Trong ví dụ này đã nêu luận cứ không chính xác, thậm chí còn trích dẫn sai thơ.

b. Luận cứ nêu ra không toàn diện. Bởi vì luận điểm là anh hùng nước ta thời kì nào cũng có, nên việc chỉ nêu ra trường hợp của Hai Bà Trưng khiến việc chứng minh trở nên kém thuyết phục.

c. Luận cứ nêu ra không theo trình tự thời gian, khiến mạch văn trở nên lộn xộn, thiếu logic.

2. Sửa lỗi:

a. Trích dẫn câu thơ đúng của Huy Cận:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”.

b. Có thể nêu thêm nhiều dẫn chứng về các vị anh hùng hào kiệt trong lịch sử dân tộc để chứng minh rõ ràng cho luận điểm.

c. Sửa lại cách nêu ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Từ Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đến Lê Lợi, Nguyễn Huệ là trình tự hợp lí. Ải Chi Lăng hay Bạch Đằng không phải là danh nhân nên không đưa vào đây thì hợp lí hơn.


III. Lỗi về cách thức lập luận

1.

a. Luận cứ không phù hợp với luận điểm, dẫn chứng không tiêu biếu cho vấn đề.

b. Luận điểm nêu ra là về nông thôn nói chung, nhưng luận cứ lại chỉ đề cập đến cái đói. Vì thế nó trở nên không phù hợp với nhau.

c. Dẫn chứng không khớp với lí lẽ, bởi Đỗ Phủ không phải là một tác giả Việt Nam.

2.

a. Nêu ra một số tác giả thật sự tiêu biểu khi viết về những bi kịch của người phụ nữ như: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đoàn Thị Điểm – Đặng Trần Côn.

b. Sửa câu văn chủ để thành: “Nam Cao viết nhiều về miếng ăn, đặc biệt là sự thiếu ăn – cái đói trong các tác phẩm của mình”.

c. Bỏ câu văn viết về Đỗ Phủ, hoặc thay thế bằng một tác giả Việt Nam khác.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác