logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 1. Nghị luận xã hội (chi tiết)


Soạn văn 11: Viết bài làm văn số 1. Nghị luận xã hội


Hướng dẫn học bài


Dàn ý tham khảo cho một số đề:

Đề 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A. Mở bài : giới thiệu vấn đề nghị luận

Mỗi đứa trẻ Việt Nam mấy ai xa lạ với câu chuyện chị Tấm, em Cám, dì ghẻ trong Tấm Cám. Tính thời sự, tính giáo dục đặt ra trong Tấm Cám đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Cuộc đấu tranh cái thiện – cái ác, người tốt – kẻ xấu vẫn mãi là câu chuyện đáng suy ngẫm cho mỗi chúng ta, cho xã hội.

B. Thân bài:

- Giải thích “thiện” và “ác”: 

Chúng ta đều hiểu “thiện” là những người có cái tâm trong sáng, luôn giữ được đạo đức, nhân cách trong mọi hoàn cảnh, cũng không bao giờ nhẫn tâm làm hại ai, luôn luôn giúp đỡ người khác. Người “ác” ngược lại là người nhỏ nhen, ích kỷ nghĩ cách hại người để mưu cầu hạnh phúc, quyền lợi cho cá nhân mình. Chúng ta thường nhắc đến cặp bài nghịch “thiện - ác”, song trong đời sống xã hội chúng luôn cùng tồn tại. Bao giờ cũng vậy, trong cuộc đấu tranh muôn đời giữa cái thiện - cái ác, con người luôn đặt mơ ước, không bao giờ thiếu hy vọng để tin tưởng vào chiến thắng mạnh mẽ của cái thiện và cái đẹp.

- Trong xã hội xưa: 

Nạn nhân của cái xấu thường là cô bé mồ côi, người có ngoại hình xấu xí như sọ dừa, những người có hoàn cảnh đặc biệt nhưng tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ khi xây dựng trong mắt trẻ thơ 1 cô Tấm từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng, rồi suốt cuộc sống đến khi trưởng thành Tấm phải làm lụng vất vả, khổ cực, bị chèn ép vì tính ganh ghét của Cám và dì ghẻ, bị bắt nạt bất công. Song, thương cảm với người tốt bị đè ép, thế lực siêu nhiên xuất hiện giúp đỡ Tấm đi hội, gắn kết mối tình với hoàng tử. 

- Trong xã hội nay:

Cái thiện và ác vẫn đi cùng nhau thành một cặp từ, cuộc đời luôn có những bất công, chưa bao giờ cuộc đời là bằng phẳng, là công bằng hoàn toàn cả. Chúng ta giúp đỡ người ăn xin trên đường nhưng đằng sau khuôn mặt khắc khổ đói kém kia có thể là những ống tiêm ma túy ghê rợn, những kẻ lừa đảo ở khắp mọi nơi nhưng lòng tốt vẫn hiển hiện quanh ta. Thiện và ác, tốt và xấu, chúng không bao giờ là tuyệt đối, chúng luôn song hành và quẩn vây lấy nhau, chúng đấu tranh, chúng bài trừ nhau, cuộc đấu tranh ấy không ngừng nghỉ.

Dù là xã hội xưa hay xã hội nay thì niềm tin mãnh liệt vào điều tốt đẹp đã để một cái kết đẹp, rằng phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái thiện, cái ác bị tiêu diệt. những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề đó là quy luật:" Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".

C. Kết bài: Tổng kết, rút ra bài học cho bản thân.

Cuộc đấu tranh thiện – ác, tốt – xấu chưa bao giờ ngơi nghỉ, điều này không chỉ tồn tại trong xã hội xưa mà còn trong xã hội nay và trong bản thân mỗi người. Mỗi người cần xây dựng nhân cách vững vàng để không lung lay trước cái xấu và kiên quyết chống lại cái xấu, cái ác trong xã hội.

Đề 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A. Mở bài : giới thiệu vấn đề trích dẫn ý kiến của Thân Nhân Trung

Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442, tác giả Trần Nhân Trung đã nêu lên vấn đề: “Hiền tài là  nguyên khí quốc gia”, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Đây là một quan điểm tiến bộ, sâu sắc và đúng đắn. 

B. Thân bài

- Giải thích: Hiền tài là những người tài cao, học rộng, thông minh, sáng suốt, có đạo đức tốt được mọi người tín nhiệm suy tôn. Với mỗi quốc gia, hiền tài là hạt nhân làm nên sự sống còn và phát triển. 

- Bàn luận ý kiến

Tại sao nói nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh? Nguyên khí suy thì thế nước yếu? Âu hay đó là cái đúng. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của mỗi quốc gia. Xưa ở Trung Hoa, thời Xuân Thu – Chiến Quốc rồi tới Tam Quốc, các nước mạnh yếu chủ yếu dựa vào tiềm lực con người, việc trọng dụng nhân tài. Nước ta ngày nay và xưa cũng vậy, thời nào hiền tài được trọng dụng thì thời đó thịnh. Ngược lại, thiếu đi bậc hiền tài thì thế nước suy vong. Người tài đức có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đất nước phồn vinh. Hiền tài mà không biết tu dưỡng tài, đức thì đất nước suy yếu, suy vong. 

Hiền tài quan trọng với hưng thịnh quốc gia như vậy, nên việc khuyến khích, bồi dưỡng nhân tài cẩ về tinh thần lẫn vật chất là rất cần thiết. Nước ta đã từng đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc, khắc bia tiến sĩ… để khuyến khích nhân tài giúp nước. Vậy thì nước ta ngày nay cần làm gì để trọng dụng nhân tài một cách hữu ích nhất, không lãng phí chất xám giúp đất nước phát triển hưng thịnh.

Mỗi người Việt Nam chúng ta sinh ra và lớn lên trên vùng đất tươi đẹp này nên có ý thức phấn đấu, tự rèn luyện tài đức góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, trở thành một hiền tài đáng quý cho nước nhà. 

C. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Đề 3(trang 14 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A Mở bài: giới thiệu vấn đề

Học đi đôi với hành là phương châm học tích cực, đúng đắn và thiết thực nhất. 

B, Thân bài:

- Giải thích học là gì? Hành là gì?

Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, trong cuộc sống và xã hội. Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống, hành là hành động. 

- Học phải đi đôi với hành:

Học đi đôi với hành là học tập gắn liền với thực hành, thực nghiệm, phải kết hợp kiến thức được học ở trường, lớp vào cuộc sống, kiến thức không chỉ là  lý thuyết suông. Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian. Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao, làm việc dễ hỏng.

- Lợi ích của “ học đi đôi với hành”

Học đi đôi với hành là phương châm học tiến bộ nhất, với phương châm ấy, học sinh sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo, biến lý thuyết thành kỹ năng thực hành, nhờ thực hành mà hiểu sâu hơn lý thuyết. Phương pháp này vừa hiệu quả trong học tập, giúp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả lại vừa giúp học sinh hứng thú với việc học, học sẽ không bị nhàm chán. Ví dụ: thí nghiệm vật lý, hóa học,… đặc biệt cần thiết khi học ngoại ngữ. 

- Phê phán lối học sai lầm

Có rất nhiều lối học sai lầm, lối học chuộng hình thức, học cầu danh lợi, học theo xu hướng hay học vì ép buộc. Tất cả những cách học ấy đều không đạt hiệu quả, tạo ra những lỗ hổng kiến thức cơ bản, không giúp ích cho mỗi người trong việc hình thành nhân cách và xây dựng một xã hội tốt đẹp theo kịp nền kinh tế tri thức thế giới trong thời kỳ hội nhập như ngày nay.

- Ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”

    + Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn cần được lan rộng.

    + liên hệ bản thân

C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác