logo

Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (chi tiết)


Soạn văn 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân


Hướng dẫn Học bài

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến, chữ thôi được tác giả sử dụng với nghĩa xuất phát từ nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (thôi học, thôi việc,...). Từ thôi (thứ hai) – từ in đậm được dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Cách dùng từ “thôi” như vậy thật là sự sáng tạo nghĩa mới mẻ, nó cũng thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hai câu thơ trong bài Tự tình của Hồ Xuân Hương được sắp đặt từ ngữ thú vị, cách sắp đặt ấy tạo nên cấu trúc đối của cặp câu. Các cụm danh từ như rêu từng đám - đá mấy hòn có điểm chung là cùng đảo danh từ trung tâm lên trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại. Thêm nữa, các câu đểu có hình thức đảo trật tự cú pháp. Cách sắp đặt này khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ hiện lên sắc sảo, đầy cá tính, nó vừa tạo nên âm hưởng lại vừa tô đậm các hình tượng thơ đồng thời cũng thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Có nhiều ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa cái chung - cái riêng như quan hệ chung của xã hội - lời nói riêng của cá nhân. Có thể nhắc đến ví dụ:

Một loài chim sẽ có nhiều con, nhiều đàn, chúng có những nét chung giống nhau như biết bay, có cánh, đẻ trứng.

Nhưng mỗi con chim lại có những nét riêng khác nhau về kích thước, màu sắc, khối lượng, sải bay, độ đập cánh,..

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác