logo

Soạn bài: Thương vợ (chi tiết)

Thương Vợ là một bài thơ hay, cảm động về tình cảm gia đình. Hướng dẫn Soạn bài Thương vợ dưới đây giúp chúng ta hiểu  kĩ hơn về tác phẩm, về sự tảo tần, chịu thương chịu khó, hết lòng yêu chồng thương con của người vợ Tú Xương qua ngòi bút tự trào của tác giả.


Khái quát tác phẩm Thương vợ (Trần Tế Xương)

Soạn văn 11: Thương vợ (Trần Tế Xương)


Bố cục

- Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của thi sĩ.

- Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của tác giả


Soạn bài: Thương vợ 

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bốn câu thơ đầu đã nhẹ nhàng tô nét một bà Tú tần tảo sớm hôm, vất vả nhọc nhằn. Thời gian, không gian là một góc cạnh hướng đến sức gợi về nỗi vất vả, thì hình ảnh “thân cò” lặn lội cũng là một cạnh nữa hướng vào nỗi vất vả của bà Tú.

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng.

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Bà Tú - danh xưng vợ của tú tài nhưng của cải chẳng có, cái nghèo và vất vả vẫn bám đuổi người phụ nữ. Hàng ngày bà Tú phải buôn bán ngược xuôi, cái vất vả của người buôn bán là ở việc hàng ngon, giá tốt, người mua nhiều ít, cái lợi được bao, mà thêm nữa viêc đi lại, thời gian biến đổi, rồi thời tiết nắng mưa thất thường. Bà Tú đi buôn đi bán “quanh năm”, tức là không ngừng không nghỉ, luôn luôn và liên tục. Lại thương nỗi “khi quãng vắng”, cái không gian heo hút, rợn ngợp chất chứa bao nỗi lo âu, nguy hiểm rập rình. Những nơi “mom sông”, những buổi chợ “đò đông” khiến cuộc sống mưa sinh vất vả thêm bao nỗi nhọc nhằn. Ở cái dẻo đất nhô ra giữa mặt nước, con người đứng thôi đã chênh vênh, cheo leo rồi, vậy mà bà Tú là một người buôn bán ngày ngày tháng tháng ngồi, đứng, bán hàng nơi ấy. Những “buổi đò đông” vất vả sớm hôm, bà Tú phải lăn xả bon chen nơi đông đúc nguy hiểm trùng trùng. Cái vắng, cái đông đúc đối với người buôn bán cũng đều nguy hiểm và khó khăn. Nguy hiểm là thế, nhưng tình yêu chồng con và bản tính tần tảo của người phụ nữ trong gia đình đã giúp bà Tú vượt qua mọi khó khăn. Như “thân cò” hay được nhắc tới trong ca dao xưa mỏng manh, cần cù, nhỏ bé mà trắng trong. Nghệ thuật đảo ngữ được Tú Xương sử dụng cũng xuất phát từ tình yêu, tình thương với người vợ khi chứng kiến vợ mình với dáng vẻ và công việc nhọc nhằn. Hình ảnh thân cò lấy từ ca dao dân gian là một hình ảnh đầy tính sáng tạo.

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tình thương vợ của Tú Xương rõ nét hơn, đậm màu hơn khi ông cho chúng ta thấy được đức tính cao đẹp của bà Tú. Bà Tú trong mắt chồng mình là một người đảm đang tháo váo, vô cùng chu đáo với chồng con. Một bà Tú “nuôi đủ năm con với một chồng”, một người đàn bà giàu đức hy sinh, mà với chồng “duyên – nợ” gắn kết, âu cũng cho đó là cái “phận”. Bà Tú chính xác là mẫu hình lý tưởng, người mang vẻ đẹp điển hình của phụ nữ Việt truyền thống: tần tảo, đảm đang, thương con, yêu chồng, chịu thương chịu khó.

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Ở cái thời ấy con người ít khi quan tâm đến cái khổ của người phụ nữ, bởi họ cho đó là bổn phận, trách nhiệm, có mấy ai biết thương vợ như Tú Xương. Ông thương vợ chịu vất vả, thương chồng con, hai câu thơ cuối ông cất tiếng chửi thói đời bạc bẽo, ông trách thói đời nhưng không quên vai trò một người chồng, người cha đã hững hờ trong trách nhiệm với vợ và con.Lời chửi mang ý nghĩa thời đại. Nó ngang tàng nhìn nhận một người đàn ông tự nhận là kẻ ăn bám vợ, đó có phải là một nhân cách cao đẹp hay không thì nó cũng đã truyền đạt một làn gió tư tưởng mới ở thời đại phong kiến, phản kháng lại cái tư tưởng cố hữu về bổn phận người vợ trong gia đình phong kiến. Tú Xương cũng lên tiếng thay những số phận hoàn cảnh của nhiều người phụ nữ như vợ mình. 

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nỗi lòng thương vợ của Tú Xương rộng hơn đã phản ánh qua sự thấu hiểu, sự biết ơn và tiếng giận bản thân. Ông thấu hiểu, biết ơn những hỹ sinh, những cực nhọc của bà Tú, thương bà mà than lên tiếng chửi như một cách tự trách mình, cách khác thể hiện tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng. Tú Xương không chỉ thương mà còn biết ơn vợ, chẳng mấy ai trong xã hội thời trọng nam khinh nữ như thế có thể có một tư tưởng tiến bộ như vậy, Trần Tế Xương thật sự có một nhân cách đẹp.     


Luyện tập

Hình ảnh dân gian được sử dụng trong thơ ca đã không là điều xa lạ trong văn học nữa. Tuy nhiên trong Thương vợ, sự vận dụng này thật sáng tạo. Từ hình ảnh “con cò” trong ca dao, Trần Tế Xương biến nó thành “thân cò”, “thân” như là thân thể, mà cũng có khi là thân phận, nghe xót xa, tội nghiệp hơn, còn nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú với nỗi đau thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thương vợ cũng khéo léo sáng tạo thành ngữ một nắng hai sương. Bên cạnh đó còn có thành ngữ năm nắng mười mưa, mà các số lượng phiếm chỉ năm, mười nhằm biểu thị số nhiều, chúng tách ra rồi kết hợp với thời tiết ẩm ương "nắng, mưa" hình thành một thành ngữ chéo. Tất cả chúng, cả cách biến tấu hình ảnh và thành ngữ dân gian đều nhằm nói lên cái khó khăn, nỗi vất vả cùng đức tính cao đẹp của người phụ nữ Việt xưa, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con.


Tổng kết tác phẩm Thương vợ 

Soạn văn 11: Thương vợ (Trần Tế Xương) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác