logo

Soạn bài: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài khóc Dương Khuê để cảm nhận sâu sắc về tình cảm tiếc thương, xót xa của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi của người bạn tri kỉ Dương Khuê, mời các bạn cùng xem bài viết sau đây nhé


Khái quát bài Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Soạn văn 11: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)


Bố cục

- Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê

- Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ

- Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ


Soạn bài: Khóc Dương Khuê 

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đã chia ở phần bố cục

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Khóc Dương Khuê là những tiếng thương, là tình cảm của tác giả với người bạn của mình đột ngột ra đi. Mỗi bài thơ được sáng tác dựa trên “thần hứng”, tức là phải có cảm xúc. Và trong bài thơ này cũng vậy, lời thơ xuất phát từ tình cảm thật của tác giả, đó là tình bạn thắm thiết, thủy chung.

Ở hai câu thơ đầu, tác giả đau đớn, buồn bã khi hay tin bạn mất. Nhân xưng thân thiết là bạn bè gọi nhau là “bác Dương”, hai người bạn tâm giao mà nay một người đã thôi đã thôi rồi, nỗi đau tràn đến khiến cảnh vật lòng người bỗng nhiên man mác, ngậm ngùi. Nếu nhịp thơ thường thấy là 2/2/2 thì nay nhịp bị phá vỡ 2/1/3, đó khac nào tiếng nấc tức tưởi, tắc nghẹn không thể òa lên, không thể thành lời mà chỉ có thể nghẹn ngào.

Một người bạn mất đi nhưng ký ức cứ lưu đọng mãi, đoạn thơ thứ 2 gợi nhớ một tình bạn đẹp trong quá khứ, tình bạn đẹp mà một người nay đã không còn. Họ là bạn tri âm, tri kỉ từng cùng nhau thi đỗ, cùng nhau làm quan, cùng nhau trải qua nhiều thú vui tao nhã. Rồi tuổi trẻ tuổi xuân nhanh như gió đưa họ đến tuổi già, nhưng về già họ vẫn viếng thăm nhau.

Cuối cùng, thức tỉnh trước hiện thực, những kỷ niệm đẹp không thể níu giữ một thể xác đã ra đi. Ở đoạn thứ ba, bao nỗi trống trải và buồn bã đẩy dồn, Nguyễn Khuyến thấy cuộc sống chẳng còn ý vị nếu thiếu bạn. Mà nỗi đau mất bạn tràn lý quá nẻo, nhiều cung bậc cứ thế chảy từng khúc trong tâm trạng nhà thơ, lúc đột ngột, khi ngậm ngùi kuyến tiếc, có khi lại kéo tuổi già vào nỗi lắng đọng ấy, những suy tư càng trầm ngâm hơn.

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Mỗi bài thơ tạo nên dấu ấn không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật, Khóc Dương Khuê đã thành công ở nghệ thuật tu từ nói giảm nói tránh (thôi đã thôi rồi), điệp ngữ mà đặc sắc nhất nhất là việc sử dụng câu hỏi tu từ: Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Bên cạnh đó, sự trong sáng của ngôn ngữ thơ đã khiến bài thơ có một nét riêng và tuyệt đẹp: lặp 5 từ “không” trong tổng số 14 từ (không mua không hẳn không tiền không mua) diễn tả nỗi trống rỗng đến xót xa đau đớn khi mất bạn. Nguyễn Khuyến sử dụng nhiều các điển tích điển cố, thêm thắt các âm điệu song thất lục bát. Toàn bộ bài thơ là nỗi lòng của tác giả khi hay tin bạn thân qua đời, tình bạn thủy chung, gắn bó ấy đáng được Nguyễn Khuyến yêu mến, ta càng thêm trân trọng về tình bạn cao đẹp này.


Tổng kết bài Khóc Dương Khuê 

Soạn văn 11: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác