logo

Soạn Tin 11 Bài 5 ngắn nhất trang 22, 23: Khai báo biến

Hướng dẫn Soạn Tin 11 Bài 5: Khai báo biến bám sát nội dung SGK Tin học 11 trang 22, 23 theo chương trình SGK Tin học 11. Tổng hợp lý thuyết Tin học 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 5: Khai báo biến trang 22, 23 SGK Tin học 11


Tóm tắt lý thuyết Tin 11 Bài 5: Khai báo biến

Mọi biến trong chương trình đều cần khai báo tên và kiểu dữ liệu. Tên biến dung để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ lưu trữ giá trị của biến. Mỗi biến chỉ được khai báo một lần.

Cú pháp:

Soạn Tin 11 Bài 5 ngắn nhất trang 22, 23: Khai báo biến

Trong các danh sách biến các biến được cách nhau bởi dấu , .

Kiểu dữ liệu thương là các kiểu dữ liệu giới thiệu từ bài trước hoặc là các kiểu dữ liệu tự định nghĩa.

Các ví dụ khai báo biến đúng:

Ví dụ 1:

Soạn Tin 11 Bài 5 ngắn nhất trang 22, 23: Khai báo biến

Khai báo biến a, b, c kiểu integer các biến này được cấp phát 2 byte và có thể chứa các giá trị nguyên từ -32768 đến 32767.

Các biến d, e kiểu real được cấp phát 6 byte và có thể chứa các giá trị thực từ 0 hoặc có giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vi từ 2.9*1039 đến 1.7*1038.

Ví dụ 2:

Soạn Tin 11 Bài 5 ngắn nhất trang 22, 23: Khai báo biến

Các ví dụ khai báo biến sai:

Soạn Tin 11 Bài 5 ngắn nhất trang 22, 23: Khai báo biến

Sai do khai báo biến a hai lần

Note: Các chú ý khi đặt tên biến

+ Đặt tên biến nên sát với ý nghĩa của biến.

Ví dụ: không nên đặt biến lưu trữ diện tích là a, b, c mà nên đặt là S, dt, dientich;

+ Không nên đặt tên biến quá ngắn hoặc quá dài.

+ Cần chú ý đến phạm vi lưu giá trị của biến.


Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 5: Khai báo biến

Câu 1: Khai báo nào sau đây đúng?

A. Var x, y: Integer;

B. Var x, y=Integer;

C. Var x, y Of Integer;

D. Var x, y := Integer;

Câu 2: Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách nhau bởi:

A. Dấu chấm phẩy (;)

B. Dấu phẩy (,)

C. Dấu chấm (.)

D. Dấu hai chấm (:)

Câu 3: Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là:

A. Var < Danh sách biến > = < Kiểu dữ liệu >;

B. Var < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;

C. < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;

D. Var < Danh sách biến >;

Câu 4: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa Var dùng để:

A. Khai báo hằng

B. Khai báo thư viện

C. Khai báo biến

D. Khai báo tên chương trình

Câu 5: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?

A. Hằng và biến là hai đại lượng mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình

B. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo

C. Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo

Câu 6: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá CONST dùng để:

A. Khai báo tên chương trình

B. Khai báo hằng

C. Khai báo biến

D. Khai báo thư viện.

Câu 7: Hãy chọn phát biểu đúng về biến trong ngôn ngữ lập trình?

A. Biến là đại lượng có giá trị không đổi

B. Biến phải được khai báo trước khi sử dụng

C. Tên biến được đặt tùy ý

D. Tên biến có thể được bắt đầu bằng chữ số

Câu 8: Biến là …

A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình

B. Là đại lượng có giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Tên không cần theo nguyên tắc đặt tên

D. Không cần khai báo trước khi sử dụng

Câu 9: Đại lượng dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là:

A. Hằng

B. Biến

C. Hàm

D. Biểu thức

Câu 10: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh nào sau đây là khai báo hằng?

A. Const max = 50;

B. Const max := 50;

C. Const integer max = 50;

D. Const max 50;

>>> Xem toàn bộ: Soạn Tin 11 ngắn nhất

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Tin 11 Bài 5: Khai báo biến trong bộ SGK Tin học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 15/10/2022