logo

Soạn Tin 11 Bài 2 ngắn nhất trang 9, 10, 11, 12, 13: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Hướng dẫn Soạn Tin 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình bám sát nội dung SGK Tin học 11 trang 9, 10, 11, 12, 13 theo chương trình SGK Tin học 11. Tổng hợp lý thuyết Tin học 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình trang 9, 10, 11, 12, 13 SGK Tin học 11


Soạn Sinh 12 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (ngắn gọn nhất)

Trả lời câu hỏi 1 trang 13 SGK Tin học 11

Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao?

Trả lời:

Người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao, bởi những lí do sau:

- Ngôn ngữ lập trình bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, thuận tiện cho đông đảo người lập trình (không cho cho những người lập trình chuyên nghiệp).

- Ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào loại máy, cùng một chương trình có thê thực hiện trên nhiều loại máy khác nhau.

- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp hơn.

- Ngôn ngữ lập trình bậc cao cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuật toán.

Trả lời câu hỏi 2 trang 13 SGK Tin học 11

Chương trình dịch là gì? Tại sao cần phải có chương trình dịch?

Lời giải:

Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.

- Chúng ta cần phải có chương trình dịch bởi vì chương trình dịch có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy cụ thể. Nó nhận đâu vào là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao (chương trình nguồn) là dữ liệu vào (Input), thực hiện chuyẻn đổi samg ngôn ngữ máy (chương trình đích) là kết qua ra (Output).

Ngoài ra, chương trình dịch trải qua hai giai đoạn: phân tích và tổng hợp.

Giai đoạn phải tích nhầm phân tích chương trình nguồn về từ vựng và cú pháp. Giai đoạn tổng hợp nhằm tạo ra chương trình đích gồm ba bước, đó là:

+ Sinh mã trung gian (chuyển chương trình nguồn về chương trình trung gian);

+ Tối ưu mã (chỉnh sửa, tối ưu chương trình trung gian);

+ Sinh mã (tạo chương trình đích từ chương trinh trung gian đã tối ưu).

Trả lời câu hỏi 3 trang 13 SGK Tin học 11

Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Biên dịch và thông dịch khác nhau ở những điếm sau:

- Trình biên dịch duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không. Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ lại để sử dụng về sau khi cần thiết.

Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch được hoặc thông báo lỗi nếu không dịch được.

Trả lời câu hỏi 4 trang 13 SGK Tin học 11

Hãy cho biết các điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn?

Lời giải:

Các điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn, đó là:

Tên dành riêng không được dùng khác với ý nghĩa xác định, tên chuẩn có thể dùng với ý nghĩa khác.

Trả lời câu hỏi 5 trang 13 SGK Tin học 11

Hãy tự viết ra ba tên đúng theo quy tắc của Pascal.

Lời giải:

Ba tên đúng theo quy tắc của Pascal và có độ dài khác nhau:

tinhoc

tin_hoc_2007

hanoi2007

Lưu ý: Tên trong Pascal được đặt theo quy tắc sau đây:

- Chỉ bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới;

- Không bắt đầu bằng chữ số;

- Độ dài theo quy định của trình dịch (Turbo Pascal không quá 127 kí tự, Free Pascal không quá 255 kí tự).

- Tuy nhiên, tên không nên đặt quá dài hay quá ngắn mà nên đặt sao cho gợi nhớ ý nghĩa đối tượng mang tên đó


Tóm tắt lý thuyết Tin 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình


1. Các thành phần cơ bản

- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.

- Bảng chữ cái: là tập các kí tự được dùng để viết chương trình. Không được phép dùng bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái. Trong pascal bảng chữ cái bao gồm:

+ 26 chữ cái thường: a, b, c, ..., z

+ 26 chữ cái in hoa: A, B, C, ..., Z

+ 10 chữ số thập phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

+ Các kí tự đặc biệt:

Soạn Tin 11 Bài 2 ngắn nhất trang 9, 10, 11, 12 , 13: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

- Cú pháp: là bộ quy tắc để viết chương trình, dựa vào chúng người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào là không hợp lệ.

- Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

Ví dụ: Phần lớn các ngôn ngữ lập trình đều sử dụng dấu + để chỉ phép cộng.

Soạn Tin 11 Bài 2 ngắn nhất trang 9, 10, 11, 12 , 13: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Giả sử a và b là số thực thì đây là phép cộng hai số thực, I và j là 2 số nguyên thì đây là phép cộng 2 số nguyên.

- Cú pháp cho biết cách viết một chương tỉnh hợp lệ, ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.


2. Một số khái niệm

- Tên: Mọi đối tượng trong chương trình đề được đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.

Trong Turbo Pascal: Tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái, dấu gạch dưới, bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

Ví dụ:

+ Các tên đúng: A , R21, _45

+ Các tên sai: A B (chứa dấu cách), 6Pq (bắt đầu bằng số), X#Y (chứa kí tự không hợp lệ).

Trong pascal không phân biệt chữ hoa chữ thường: Như vậy Ab ab AB bA được tính là một tên.

Pascal phân biệt ba loại tên:

+ Tên dành riêng: là tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa riêng xác định.người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.

Ví dụ (Trong pascal): program, uses, const, type, var, begin, end.

+ Tên chuẩn: Là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, tuy nhiên người lập trình có thể khi báo và dung cúng với ý nghĩa và mục đích khác.

Ví dụ (Trong pascal): abs(Tính giá trị tuyệt đối), sqrt(Tính căn bậc 2), break(Thoát khỏi vòng lặp),…

+ Tên do người lập trình đặt: Là tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng,tên này không được trùng với tên dành riêng.

Ví dụ: a1, delta, vidu,..

- Hằng và Biến:

+ Hằng: Đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Bao gồm: Hằng số học 2; 0; -5.

Hăng Logic :TRUE; FALSE.

Hằng xâu : 'Pascal'; 'Ngon ngu lap trinh'.

+ Biến: Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Ví dụ : Ta có biến numtao để lưu số lượng táo trong giỏ.

- Chú thích: Chú thích giúp cho người đọc chương trình nhận biết ý nghĩa của chương trình đó dễ dàng hơn, chú thích không ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình đích bỏ qua. Trong pascal đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu {và} hoặc (*và*).

>>> Xem toàn bộ: Soạn Tin 11 ngắn nhất

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Tin 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình trong bộ SGK Tin học 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 15/10/2022