logo

Câu hỏi in nghiêng trang 142 Lịch Sử 8 Bài 29


Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Câu hỏi in nghiêng trang 142 Lịch Sử 8 Bài 29

Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện?

Lời giải

Đô thị ở Việt Nam càng phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới đó là: tư sản, tiểu tư sản thành thị, giai cấp công nhân.

Câu hỏi in nghiêng trang 142 Lịch Sử 8 Bài 29

Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Lời giải

- Tầng lớp tư sản: Đó là những nhà thầu, chủ các xí nghiệp, chủ hãng buôn bán. Họ là tầng lớp nắm trong tay điều kiện về kinh tế nhưng lại không có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng. Lý do là vì: họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, thực dân Pháp chèn ép, lệ thuộc về kinh tế nên chỉ muốn có điều kiện sao cho việc làm ăn của họ dễ dàng hơn.

- Tầng lớp tiểu tư sản: Họ là những chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như nhà giáo, thông ngôn,… nên cuộc sống của họ bấp bênh. Chính vì thế mà họ có tinh thần dân tộc rất cao, là thành phần tích cực tham gia vào cuộc vận động nhân dân cứu nước trong những năm đầu thế kỉ XX.

- Tầng lớp công nhân: Họ là những công nhân lao động, làm thuê cho thực dân phong kiến và tư sản. Họ phải làm những công việc nặng nhọc, có cuộc sống vất vả, bị bóc lột nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Lý do là vì họ bị bọn thực dân phong kiến và tư sản bóc lột sức lao động nên sớm có tinh thần đấu tranh để chống lại địa chủ. Từ đó mới có thể cải thiện điều kiện làm việc, được trả đủ lương đủ công để phục vụ nhu cầu sống tối thiểu.

Câu hỏi in nghiêng trang 142 Lịch Sử 8 Bài 29

Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

Lời giải

- Nhật Bản cũng là một quốc gia châu Á có nhiều đặc điểm về tự nhiên, xã hội và con người gần giống với Việt Nam.

- Lúc này, Nhật Bản là một nước giàu mạnh do họ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chính điều này đã thôi thúc nhiều nhà yêu nước Việt Nam có xu hướng noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

Xem toàn bộ Soạn Sử 8: Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021