logo

Câu hỏi in nghiêng trang 139 Lịch Sử 8 Bài 29


Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Câu hỏi in nghiêng trang 139 Lịch Sử 8 Bài 29

Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính.

Lời giải

- Trong nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tiến hành lập các đồn điền, bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

- Trong công nghiệp: Pháp cho người tập trung khai thác khoáng sản, than và kim loại để mang về đất nước của họ. Đầu tư phát triển một số ngành như sản xuất xi măng, điện, chế biến gỗ,…

- Về giao thông vận tải: Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là những nơi chứa nhiều khoáng sản để tăng cường bóc lột, vận chuyển nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp: Chúng độc chiếm thị trường Việt Nam bằng cách nhập hàng hóa từ Pháp vào nước ta với chính sách miễn thuế hoặc thuế rất ít, nếu hàng từ nước khác muốn vào Việt Nam sẽ bị đánh thuế rất cao.

- Về tài chính: Ngoài các loại thuế cũ chúng còn đề ra nhiều loại thuế với mức rất cao, nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,…

Câu hỏi in nghiêng trang 139 Lịch Sử 8 Bài 29

Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?

Lời giải

Các chính sách của thực dân Pháp đưa ra đều mang mục đích chủ yếu là vơ vét sức người, sức của không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn vơ vét cả ba nước Đông Dương để làm giàu cho chính quốc của họ.

Câu hỏi in nghiêng trang 139 Lịch Sử 8 Bài 29

Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hoang văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?

Lời giải

Pháp đưa ra chính sách về văn hóa, giáo dục hoàn toàn không phải vì mục đích “khai sáng văn minh” như những gì chúng nói vì:

- Nền giáo dục Hán học vẫn được duy trì, hạn chế sự phát triển giáo dục ở thuộc địa, tư tưởng giáo dục phong kiến vẫn tồn tại nên sẽ tạo ra một thế hệ người chỉ viết làm việc và phục tùng.

- Số lượng trẻ em được đến trường rất ít, thậm chí tuổi càng lớn càng không được đến trường, chúng kìm hãm nhân dân da trong vòng ngu dốt để dễ dàng cai trị hơn.

- Dù chúng mở ra các trường học Tây nhưng người Việt không được học, điều này chỉ nhằm mục đích tạo ra một lớp người bản xứ để cai trị nước ta.

Xem toàn bộ Soạn Sử 8: Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021