logo

Bài 1 trang 143 sgk Lịch Sử 8


Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Bài 1 trang 143 sgk Lịch Sử 8

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?

Lời giải

- Về chính trị: Chúng chia Việt Nam thành 3 xứ, mỗi xứ là một chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì theo xứ theo chế độ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa. Thực dân Pháp còn chi phối, toàn quyền điều hành bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mà chúng xây dựng.

- Về kinh tế:

+ Trong nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tiến hành lập các đồn điền, bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

+ Trong công nghiệp: Pháp cho người tập trung khai thác tài nguyên khoáng sản, than đá và nhiều kim loại có giá trị để mang về đất nước của họ. Đầu tư phát triển một số ngành như sản xuất xi măng, điện, chế biến gỗ,…

+ Về giao thông vận tải: Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là những nơi chứa nhiều khoáng sản chúng càng đầu tư giao thông hiện đại hơn để tăng cường bóc lột, dễ dàng vận chuyển nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.

+Về thương nghiệp: Chúng độc chiếm thị trường Việt Nam bằng cách nhập hàng hóa từ Pháp vào nước ta với chính sách miễn thuế hoặc thuế rất ít, nếu hàng từ nước khác muốn vào Việt Nam sẽ bị đánh thuế rất cao.

+ Về tài chính: Ngoài các loại thuế cũ chúng còn đề ra nhiều loại thuế với mức rất cao, nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,…

- Về văn hóa – giáo dục: Vẫn tiếp tục duy trì chế độ giáo dục phong kiến, chúng còn mở thêm nhiều trường học để đào tạo đội ngũ tay sai bản xứ.

Xem toàn bộ Soạn Sử 8: Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021